Bệnh viêm phúc mạc FIP ở mèo

1. Bệnh viêm phúc mạc ở mèo là gì

Tháng 7 năm 2023 vừa qua, Hiệp hội bảo vệ loài mèo Cats PAW Cyprus báo cáo ghi nhận ít nhất 300.000 trường hợp mèo chết vì mắc bệnh viêm phúc mạc truyền nhiễm ở mèo (FIP) tại nơi mệnh danh là Đảo quốc của mèo này.

Bệnh viêm phúc mạc mèo có tên khoa học là Feline Infectious Peritonitis (FIP) gây ra bởi virus Corona cho mèo FCoV ( Feline Corona), đây là căn bệnh hiếm gặp và xuất hiện rất lâu từ trước. Đây được xem là một bệnh hiếm gặp, nhưng khi mèo mắc phải loại virus này thì tỷ lệ tử vong lên đến 98%.

FCoV là một loại virus phổ biến và lây truyền qua đường phân của mèo. Loại virus này được tìm thấy ở nơi có nhiều loài mèo sinh sống và thường không được dọn dẹp phân mèo thường xuyên.

Bệnh viêm phúc mạc FIP ở mèo

2. Các đối tượng dễ nhiễm bệnh viêm phúc mạc

Đa số các đối tượng mèo dễ bị nhiễm FIP là những chú mèo có sức đề kháng yếu như mèo con hoặc mèo già.

Các trường hợp có thể bị lây nhiễm FIP như:

- Môi trường nhiều mèo sẽ giúp cho FIP dễ lây lan hơn, đặc biệt là qua phân mèo. Nếu như bạn không dọn dẹp sạch sẽ kịp thời thì có nguy cơ cả đàn mèo của bạn sẽ mắc virus FIP. Vì thế bạn càng nuôi nhiều mèo thì khả năng lây nhiễm càng cao.

- Mèo càng già sức đề kháng càng yếu thì khả năng bị lây nhiễm FIP từ những con mèo khác càng tăng cao.

- Không riêng gì mèo con và mèo già, mèo trưởng thành bị mắc quá nhiều bệnh cùng lúc, hệ miễn dịch kém thì cũng có khả năng lây nhiễm FIP rất cao.

3. Các triệu chứng và biểu hiện bệnh

Hầu hết khi mèo bị nhiễm bệnh viêm phúc mạc ban đầu sẽ có không thể hiện dấu hiệu nào. Tuy nhiên một số trường hợp mèo có thể bị tiêu chảy vài ngày hoặc nôn mửa nhưng các dấu hiệu này dễ bị nhầm lẫn qua các bệnh đường ruột thông thường.

Mèo bị bệnh FIP có thể có các triệu chứng như: Thờ ơ, chán hoặc bỏ ăn thậm chí có thể bị sụt cân và bị sốt.

Sau một khoảng thời gian, các triệu chứng khác mới xảy ra. Đây là thời điểm vài ngày đến vài tuần khi mèo bắt đầu bị nhiễm bệnh. Mèo sẽ phát sinh 2 dạng biểu hiện:

FIP ướt: Chất lỏng của virus sẽ tích tụ ở các khoang cơ thể của mèo, có thể ở trong ổ bụng. Hậu quả làm cho bụng sưng lên hoặc khoang ngực sưng lên làm cho mèo khó thở. Chất lỏng tích tụ cho virus gây ra sẽ có màu vàng vì thế chúng rất dễ nhầm với các bệnh ung thư hay bệnh gan.

FIP khô: Trường hợp này sẽ gây các tổn thương viêm mãn tính phát triển xung quanh các mạch máu xung quanh các cơ quan, thường thì những tổn thương này sẽ có xung quanh cơ thể. Chúng ảnh hưởng đến 30% mắt và 30% não nên đặc biệt rất nghiêm trọng. Ngoài ra FIP khô còn gây ảnh hưởng đến gan, thận, phổi.

4. Con đường lây nhiễm bệnh viêm phúc mạc

Có nhiều nguyên nhân khiến FIP lây lan truyền từ mèo sang mèo, nhưng đa số qua một số đường truyền như:

Phân mèo: Phân mèo là nơi chứa rất nhiều virus, cộng thêm thói quen dùng lưỡi liếm cho nhau ở loài mèo sẽ góp phần lây lan FIP rất cao.

Lây nhiễm qua không khí: Mèo có thể hít phải các giọt chất bắn trong không khí và bị lây nhiễm một số chủng của Feline Corona.

5. Cách điều trị:

Trường hợp nếu mèo của bạn bị nhiễm virus FCoV thông thường thì không cần điều trị vì hệ thống miễn dịch của mèo sẽ tạo ra kháng thể chống lại virus.

Những con mèo bị bệnh đã khỏi nhờ có miễn dịch thì vẫn có thể bị tái phát bệnh, thường thì trong vòng 1 tuần. Một số con mèo khác thì không bao giờ lành, cơ thể luôn luôn chứa virus bệnh và chỉ có thể dùng các loại kháng sinh để tránh nhiễm trùng.

Một số con mèo khi khỏe bệnh từ miễn dịch của bản thân nhưng tái lại thì các chuẩn virus này có thể đột biến thành virus của căn bệnh FIP, dẫn đến bệnh FIP. Điều này gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của mèo.

Tuy nhiên, mèo chỉ có thể tự phục hồi khi bị nhiễm virus FCoV trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển virus. Nếu mèo bị mắc bệnh FIP thì 98% con mèo sẽ chết. Hiện tại thì căn bệnh này không có thuốc đặc trị và không thể chữa khỏi hoàn toàn.

Điều duy nhất mà bạn có thể giúp bé mèo chỉ là giảm thiểu các triệu chứng và sự đau đớn. Thuốc chống viêm như corticosteroid (ví dụ: prednisolone) kết hợp với một số loại thuốc ức chế hệ thống miễn dịch (ví dụ: cyclophosphamide), có thể tạm thời làm giảm viêm và cải thiện tình trạng của mèo.

Hiện nay, các nhà khoa học và các bác sĩ vẫn đang tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm các loại thuốc mới. Để hy vọng rằng trong tương lai sớm nhất có thể có thuốc đặc trị bệnh FIP ở mèo hoặc vắc xin để phòng bệnh.

6. Chẩn đoán bệnh viêm phúc mạc:

Bệnh FIP là do virus Corona gây ra, vì thế có thể sử dụng các phương pháp xét nghiệm hướng tới virus này để chẩn đoán. Tuy thế, dù kết quả dương tính với corona cũng chưa thể khẳng định mèo có bị bệnh FIP hay không mà còn phải phụ thuộc vào các xét nghiệm sinh hóa để đưa ra kết luận nguy cơ. Chỉ duy nhất xét nghiệm sinh thiết và khám nghiệm tử thi cho kết quả chắn chắn.

ABT hiện nay đang phân phối chính hãng KIT test nhanh xét nghiệm kháng nguyên Coronavirus ở mèo có thể sử dụng để phát hiện nguy cơ mèo nhiễm FIP đến từ Elabscience. Bộ KIT là giải pháp nhanh chóng, tiện lợi, dễ sử dụng, có thể dùng ngay tại hiện trường hoặc trang bị trong các phòng khám thú y.

Chi tiết sản phẩm xem tại đây

Link nội dung: https://bitly.vn/index.php/benh-viem-phuc-mac-fip-o-meo-a12934.html