Rau má thường được dùng làm mặt nạ giúp cải thiện làn da rất hiệu quả
Trong rau má chứa nhiều thành phần như saponin triterpenoid, steroid triterpenic, flavonoid, hợp chất phenolic và các axit amin thiết yếu giúp phục hồi hàng rào bảo vệ da và ngăn ngừa mất nước qua biểu bì. [1]
Nhờ vậy, mặt nạ rau má có thể giúp làn da luôn ẩm mịn, căng mượt, hạn chế tình trạng da khô bong tróc. Kiên trì đắp mặt nạ rau má còn giúp da hạn chế các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn.
Cách làm: Trộn 1 thìa bột rau má với ½ thìa mật ong, 1/2 thìa bột ela và 1 thìa bột triphala. Thêm một ít sữa để tạo thành hỗn hợp sền sệt rồi đắp lên mặt, rửa sạch sau 20-30 phút.
Các thành phần hoạt tính sinh học trong rau má giúp ngăn ngừa mất nước qua biểu bì
Rau má rất giàu các chất chống oxy hóa, giúp khử các gốc tự do có thể gây nên tình trạng lão hóa cho làn da. Đồng thời, các chất này còn thúc đẩy quá trình sản sinh collagen, giúp làn da luôn săn chắc, mịn màng và tràn đầy sức sống.
Cách làm: Cho rau má xay (hoặc giã) vào trong khăn xô, vắt bớt nước và dùng phần bã rau má đắp trực tiếp lên mặt. Sau 20-30 phút, rửa sạch mặt với nước mát.
Rau má giúp hạn chế sự xuất hiện của các nếp nhăn
Rau má giúp làm sạch da và loại bỏ các bụi bẩn, độc tố có hại. Hơn nữa, nó giúp loại bỏ dầu thừa trên mặt, giữ cho lỗ chân lông sạch sẽ.
Cách làm: Thêm 1 thìa canh bột rau má vào ½ thìa canh mỗi loại bột amla và dâm bụt. Cho nước hoa hồng vừa đủ để tạo thành hỗn hợp sền sệt và thoa lên da. Rửa sạch mặt sau 30-40 phút đắp mặt nạ.
Rau má giúp làm sạch da và loại bỏ dầu thừa trên mặt
Da chảy xệ là tình trạng tất yếu xảy ra khi tuổi tác tăng cao. Các thành phần trong rau má như triterpenoid saponin, polyacetylenes có tác dụng thúc đẩy sản xuất collagen và kích thích sự tăng sinh của nguyên bào sợi.
Điều này giúp cải thiện độ đàn hồi của làn da. [2]
Cách làm: Trộn 1/2 thìa canh bột rau má với 1/2 thìa canh mỗi loại bột guduchi và ashwagandha. Thêm một ít mật ong và nước hoa hồng vào để tạo thành hỗn hợp đặc sệt vừa phải và thoa lên da. Rửa sạch mặt sau 40-60 phút.
Các thành phần có trong rau má giúp cải thiện độ đàn hồi của da
Rau má có tác dụng kỳ diệu đối với vết thương và vết bỏng. Với đặc tính khử trùng và khả năng chống viêm, rau má giúp ngăn ngừa nhiễm trùng thêm và giảm sưng xung quanh vết thương. Ngoài ra, đặc tính làm dịu da cũng giúp vết thương nhanh lành hơn.
Cách làm: Thêm một ít tỏi nghiền hoặc một thìa bột haritaki vào hỗn hợp rau má và đắp lên da. Rửa sạch mặt sau 20-30 phút.
Rau má có đặc tính làm dịu da giúp vết thương nhanh lành
Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc các vấn đề khác về sức khỏe như bệnh tiểu đường có thể kích thích sản xuất melanin dư thừa dẫn đến chứng tăng sắc tố da.
Chiết xuất của rau má có chứa centelloids, flavonoid và tannin có khả năng ức chế tyrosinase cao làm giảm sự hình thành hắc tố [3]. Do đó, sử dụng rau má thường xuyên có thể giúp làn da sáng mịn và làm mờ các vết thâm sạm.
Cách làm: Rau má sau khi xay nhuyễnchắt lấy nước, trộn đều với một ít sữa tươi không đường. Thoa hỗn hợp lên da rồi để yên trong 20 phút, sau đó rửa lại mặt bằng nước mát. Nên dùng 2 lần/tuần để thấy hiệu quả rõ rệt.
Sử dụng rau má thường xuyên giúp làn da sáng mịn và làm mờ các vết thâm
Với đặc tính chống viêm, rau má giúp điều trị các tổn thương do mụn viêm mang lại. Ngoài ra, đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa của nó sẽ giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn trong lỗ chân lông và giúp vết thương nhanh lành. [4]
Cách làm: Lấy 1 nắm rau má đã rửa sạch đem ngâm với nước muối pha loãng trong 5 phút. Xay nhuyễn rau má với một ít muối I-ốt. Đắp hỗn hợp này lên những nốt mụn trong khoảng 10-15 phút. Rửa sạch bằng nước lạnh rồi để da khô tự nhiên.
Rau má giúp điều trị các tổn thương do mụn viêm mang lại
Rau má thể hiện khả năng giảm viêm của nó bằng cách ức chế các cytokine tiền viêm, do đó nó thường được dùng trong việc điều trị bệnh viêm da dị ứng (chàm) và bệnh vẩy nến. Ngoài ra, rau má còn làm giảm ngứa và các triệu chứng giống ban đỏ. [5]
Cách làm: Trộn 2 thìa bột lá rau má với 1/2 thìa bột nghệ và bột triphala cùng nước để tạo thành một hỗn hợp sền sệt. Trộn đều hỗn hợp và bôi lên vết chàm hoặc vị trí cần điều trị. Rửa sạch lại bằng nước mát sau 1 giờ.
Rau má thường được dùng trong điều trị bệnh chàm và bệnh vẩy nến
Rau má có đặc tính kháng khuẩn và kháng vi-rút, do đó nó có thể hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm trùng da khác nhau. Axit Asiatic trong rau má có khả năng chống lại một số chủng vi khuẩn như Staphylococcus aureus, Escherichia coli và một vài loại khác.
Cách làm: Xay nhuyễn rau má rồi chắt lấy nước cốt, đem pha với 2 thìa mật ong tạo hỗn hợp đặc sệt. Đắp lên mặt khoảng 20-30 phút rồi rửa sạch với nước. Lặp lại phương pháp này liên tục từ 2-3 lần/tuần để thấy hiệu quả rõ rệt.
Rau má có thể hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm trùng da khác nhau
Saponin có trong rau má có thể ngăn ngừa sự hình thành sẹovết thương nhờ khả năng kích thích tổng hợp collagen mới và tăng cường lưu thông máu giúp loại bỏ cellulite (là những tế bào mỡ tích tụ dưới da).
Cách làm: Thoa kem bôi có chứa 1% chiết xuất rau má lên vùng cần cải thiện vài lần mỗi ngày để nhanh chóng nhận thấy sự thay đổi rõ rệt.
Rau má hỗ trợ chữa lành Cellulite, sẹo và vết rạn da
Axit Asiatic trong rau má giúp bảo vệ làn da chống lại tác hại của tia UV và ngăn chặn sự gia tăng của khối u ác tính bằng cách gây ra quá trình chết tế bào trong các tế bào ung thư. [6]
Ngoài ra, nó còn bảo vệ các tế bào bị tổn thương bằng cách giảm stress oxy hóa và ngăn chặn sự chết của tế bào khỏe mạnh.
Sử dụng rau má giúp ngăn ngừa nguy cơ bị ung thư da
Thoa quá nhiều rau má cũng có thể gây kích ứng da
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thêm cho bạn những kiến thức hữu ích về tác dụng của mặt nạ rau má. Hãy chia sẻ nhiều hơn cho những người thân xung quanh bạn cùng đọc nhé!
Nguồn: Fleurandbee, Vedix
Link nội dung: https://bitly.vn/mat-na-rau-ma-co-tac-dung-gi-11-tac-dung-cua-rau-ma-voi-lan-da-ban-a12202.html