Mỗi một loại bệnh thì mật kỳ đà sẽ có cách chế biến khác nhau để mang lại hiệu quả. Vậy để tìm hiểu các cách sử dụng mật kỳ đã cũng như mật kỳ đà có tác dụng gì, các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu nhé.
Trước khi tìm hiểu mật kỳ đà có tác dụng gì, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thông tin về loại động vật này trước nhé!
Kỳ đà có tên khoa học là Varanus salvator Laurenti, thuộc họ kỳ đà (Varanus). Ngoài ra chúng cũng được gọi bằng những cái tên khác như kỳ đà vằn, kỳ đà mốc, kỳ đà nước… Kỳ đà phân bố chủ yếu ở châu Đại dương, châu Phi và Đông Nam Á. Ở Việt Nam, loài này chỉ xuất hiện ở rừng núi, biên giới phía bắc, Tây Nguyên, một số ít ở vùng biển Cà Mau.
Kỳ đà là loài bò sát có kích thước lớn. Chiều dài của loài động vật này có thể lên tới 2m tính cả đuôi. Kỳ đà có phần đầu khá nhỏ, mõm vừa dài vừa nhọn, cổ to, lưỡi chẻ đôi như lưỡi rắn. Chân chúng có móng sắt, đuôi dài, dẹt và thuôn nhọn, xen kẽ với các vòng đen vàng. Da của kỳ đà có thể là màu xám, xanh hoặc vàng.
Mỗi lần sinh nở, loài vật này có thể đẻ từ 15 - 20 trứng. Các quả trứng thường được đẻ ở bờ sông và trong hốc cây. Tuy nhiên, chỉ có 35% số trứng nở được thành con.
Kỳ đà sống được ở rất nhiều nơi như mặt đất, hang hốc gần sông suối, vách đá. Chúng bơi lặn, leo trèo và bám vào vách đá rất giỏi. Loài động vật này trứng chim, cá, động vật thân mềm...
Thời gian kỳ đà lột xác diễn ra từ 8 tháng đến 18 tháng tuổi. Sau khi thay da, chúng sẽ tăng cả trọng lượng và kích thước lên 2 lần. Do nhu cầu về loài động vật này tăng cao nên đã có nhiều nơi thuần hóa và nuôi dưỡng kỳ đà. Kỳ đà có khả năng thích nghi tốt, sức đề kháng mạnh với môi trường, ít bệnh và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Mật của kỳ đà có thể dùng tươi trực tiếp hoặc sấy khô. Mật phải được lấy từ con kỳ đà trưởng thành. Khi lấy mật phải buộc chặt miệng túi lại rồi treo chỗ thoáng gió, râm mát vì mật rất kỵ ánh sáng mặt trời. Sau khi mật khô thì cất vào hộp đậy nắp cẩn thận để bảo quản.
Theo các nhà nghiên cứu, kỳ đà là động vật chứa nhiều dưỡng chất tùy thuộc vào bộ phận. Thịt của chúng giàu protein, lipid, vitamin và khoáng chất. Mật kỳ đà thì có thành phần tương tự như muối mật bao gồm acid mật, muối mật có bản chất là steroid. Vậy các chất này khiến mật kỳ đà có tác dụng gì?
Tác dụng của mật kỳ đà trong y học hiện đại là:
Còn theo y học cổ truyền, mật kỳ đà có tác dụng sau:
Mật kỳ đà thường dùng để uống trực tiếp hoặc pha với rượu, sữa hoặc mật ong. Nếu sợ uống mật sống, mọi người có thể đun cách thủy cho đảm bảo.
Người lớn, trẻ em bị viêm phế quản, hen phế quản có thể tham khảo sử dụng mật kỳ đà chữa bệnh. Mật sẽ được cắt thành các phần nhỏ, người lớn bằng hạt đậu còn trẻ nhỏ thành các phần bằng hạt gạo.
Liều dùng cụ thể như sau:
Viêm xoang là căn bệnh dễ mắc phải và tái phát thường xuyên. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra xoang, một trong số đó là do trào ngược dạ dày - thực quản. Vì vậy có thể điều trị viêm xoang kết hợp trào ngược dạ dày.
Cách chữa là đốt lưỡi kỳ đà rồi hít khói, kết hợp uống mật kỳ đà 2 lần/1 ngày. Làm liên tục phương pháp này trong vòng 1 tháng bạn sẽ thấy bệnh dần được cải thiện.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ. Vấn đề nguy hiểm nhất là tắc kinh. Từ xưa, mọi người đã biết sử dụng mật kỳ đà để điều trị tắc kinh. Bài thuốc cụ thể bao gồm:
Tán nhỏ các vị thuốc này rồi hòa với 20 ml rượu 30 độ. Khi uống mọi người lưu ý khuấy đều, bỏ bã, mỗi ngày dùng 2 lần. Để thuận tiện, các bạn có thể ngâm mật kỳ đà trong chai to, khi cần thì dùng.
Có một tác dụng của mật kỳ đà được ít người biết đến là điều trị bệnh huyết áp cao. Những người bị cao huyết áp có thể dùng mật này 2 lần một ngày, liên tục trong một tháng. Nếu bệnh thuyên giảm thì dùng tiếp, còn bệnh không giảm thì nên dùng thuốc thải độc gan, thải độc cơ thể kết hợp với mật kỳ đà.
Mật kỳ đà được dùng theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng của từng người. Các cách chế biến thường là dùng trực tiếp, phơi khô hoặc sấy.
Tùy theo độ tuổi sẽ có liều lượng sử dụng khác nhau:
Mọi người lưu ý là không dùng mật kỳ đà cho những ngườ mẫn cảm và dị ứng với các thành phần trong dược liệu. Đặc biệt phụ nữ có thai không nên sử dụng loại mật này.
Mật kỳ đà có vị đắng pha chút ngọt. Với trẻ nhỏ hoặc người lớn không chịu được vị đắng thì sẽ rất khó uống. Do đó cần phải xử lý để dễ uống hơn như sau:
Như vậy mật kỳ đà mang lại rất nhiều lợi ích, được sử dụng để điều trị nhiều bệnh. Hy vọng bài viết đã giúp các bạn có thêm hiểu biết về chủ đề mật kỳ đà có tác dụng gì. Mọi người hãy đón chờ các bài viết tiếp theo của Nhà thuốc Long Châu để cập nhập các thông tin bổ ích khác nhé.
Link nội dung: https://bitly.vn/mat-ky-da-co-tac-dung-gi-cach-su-dung-mat-ky-da-nhu-nao-cho-hieu-qua-a12223.html