Ý nghĩa phong thủy của cây cọ cảnh

Cây cọ cảnh là gì?

Cây cọ cảnh (tên khoa học: Livistona Chinensis) thuộc họ thực vật cau, có nguồn gốc từ khu vực cận nhiệt đới Đông Á, là loài bản địa của nam Nhật Bản, Đài Loan và một số đảo trên Biển Đông. Cây cọ cảnh có phần lá xòe to hình quạt, mép lá có hình răng cưa, gân nổi rõ hình chân vịt và có màu xanh bóng.

.

Thân cây cọ cảnh thường cao khoảng 50cm đến 2m. Thông thường, cây cọ cảnh có một đốt rất ngắn, những cây cao thường có thân sần sùi do những bẹ lá già rụng để lại và có màu nâu xám. Cây cọ cảnh có nhiều gai mọc ở dọc cuống lá, cuống lá cứng và dài.

Ý nghĩa phong thủy của cây cọ cảnh

Tác dụng của cây cọ cảnh

Cọ cảnh là loại cây ưa ẩm, có tốc độ sinh trưởng chậm nên khi trồng trong nhà hoặc văn phòng cần tìm vị trí có ánh sáng thích hợp để cây luôn xanh tốt.

Ý nghĩa phong thủy của cây cọ cảnh

Cây cọ cảnh được dùng làm cây trang trí nội thất nhà ở, văn phòng, lối ra vào khách sạn,…

Những cây cọ nhỏ xinh được dùng làm cây cảnh để trang trí nội thất, văn phòng, lối ra vào của khách sạn, khu nghỉ dưỡng,… Cọ cảnh thanh lọc không khí cho không gian phòng làm việc, khách sạn,...

Ý nghĩa phong thủy của cây cọ cảnh

Cây cọ cảnh trang trí cho khu vực cầu thang nhà ở.

Ngoài tác dụng trang trí làm đẹp, nó còn có tác dụng giảm căng thẳng mệt mỏi, điều hòa không khí.

Ý nghĩa phong thủy của cây cọ cảnh

Với những cây cọ cảnh có kích thước lớn hơn thì nó phù hợp là cây công trình ngoài trời như dải phân cách, khuôn viên công cộng, trang trí tiểu cảnh, bồn cây.

Ý nghĩa phong thủy của cây cọ cảnh

Cây cọ cảnh sử dụng trong trang trí tiểu cảnh sân vườn

Ý nghĩa phong thủy của cây cọ cảnh

Không những có tác dụng làm đẹp không gian sống, cây cọ cảnh còn có khả năng thanh lọc khí rất tốt, đặt biệt là khí benzen và formaldehyde có trong khói thuốc lá, tấm cách nhiệt hay những khí độc gây tổn hại đến sức khỏe con người.

Ý nghĩa phong thủy cây cọ cảnh

Ý nghĩa phong thủy của cây cọ cảnh

Cọ cảnh là một trong những loại cây cảnh mang ý nghĩa phong thủy tốt. Người ta cho rằng cọ cảnh là cây sinh tài giữ của, mang nhiều vận may, tài lộc và ngày càng được nhiều gia đình cũng như nhiều văn phòng, công ty, khách sạn,… ưa trồng.

Cây cọ cảnh hợp tuổi nào, mệnh nào?

Với màu xanh của lá, màu nâu của thân cây, cây cọ cảnh phù hợp với gia chủ mệnh Thổ và mệnh Kim. Nếu là người thuộc 2 mệnh này khi trồng cây cọ cảnh sẽ có được may mắn, nguồn năng lượng dồi dào, nhiệt huyết. Cây cọ cảnh mang ý nghĩa giúp những người mệnh Thổ và Kim luôn được che chở, bình an, cuộc sống may mắn, thuận lợi.

Cách trồng và chăm sóc cây cọ cảnh

- Nhân giống: Cây cọ cảnh có thể nhân giống bằng cách gieo hạt hoặc trồng thủy canh. Với phương pháp gieo hạt, bạn có thể lấy hạt giống đã qua chọn lọc trồng vào một chiếc chậu nhỏ. Còn khi áp dụng phương thức trồng thủy canh, bạn chỉ cần mua cây giống khỏe mạnh ngoài cửa hàng và bỏ vào bình thủy tinh với lượng nước vừa đủ.

- Cách trồng cây cọ cảnh: phù hợp nhất là đất thịt giàu mùn và các chất hữu cơ với khả năng thoát nước tốt. Nếu trồng trực tiếp trên đất, bạn nên đánh đất cho tơi xốp và làm sạch cỏ xung quanh. Nếu trồng trong chậu thì bạn có thể thay đất 3 năm một lần giúp cải tạo môi trường sống cho cây.

Đối với những cây cọ lùn dùng để trang trí, bạn hãy chuẩn bị một chiếc chậu nhỏ xinh để tiến hành gieo hạt ở nơi râm mát hoặc mua sẵn cây đã phát triển tại các cửa hàng cây cảnh.

Ý nghĩa phong thủy của cây cọ cảnh

Lưu ý khi chăm sóc cây cọ cảnh

- Nước: cọ cảnh là loài ưa ẩm, khi cây còn nhỏ thì bạn nên duy trì đều đặn tưới cây mỗi ngày. Khi cây đã lớn hơn thì có thể tưới 2 - 3 lần mỗi tuần. Nếu trồng trong nhà thì có thể tưới mỗi tuần một lần là đủ.

- Ánh sáng: cây có thể sống tốt ở nơi nhiều ánh sáng hoặc bóng bán phần, tốt nhất là đặt cây ở nơi thoáng mát. Khi cây còn nhỏ bạn cần che chắn mỗi khi nắng quá gắt để tránh héo lá. Nếu đặt chậu cây trong nhà, mỗi tuần bạn nên mang cây ra ngoài trời khoảng 1 - 2 tiếng để kích thích cây quang hợp.

- Bón phân: cây cọ cảnh không cần quá nhiều dinh dưỡng, nhưng để lá xanh và mập, bạn nên đình kỳ bón phân cho cây mỗi 3 - 4 tháng. Phần bón cho cây có thể là phân hữu cơ hoặc NPK… Ngoài ra, nếu trồng trong chậu thì mỗi năm nên thay đất trong chậu 1 lần.

Link nội dung: https://bitly.vn/y-nghia-phong-thuy-cua-cay-co-canh-a12376.html