Phối giống chó là một việc làm cần thiết để lai tạo ra các giống chó mới, chó thuần chủng và giữ được những nét đặc tính của giống gốc. Hiện nay có nhiều địa chi nhận phối giống chó, nhưng cũng có nhiều người tự thực hiện tại nhà. Vậy bạn đã hiểu hết về phối giống chó, những phương pháp thực hiện và lưu ý gì khi thực hiện phối giống chưa. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích nhất.
phối giống chó là một hình thức nhân giống vật nuôi, kết hợp hai chú chó có giới tính khác nhau không nhất thiết phải cùng giống loài mà có thể khác giống loài. Người ta cho chúng tiếp xúc, quan hệ và sinh sản ra con cái.
Đầu tiên người ta sẽ chọn ra những cá thể mẹ và cha khỏe mạnh có những đặc tính nổi bật về tính cách, hiếu động. Những giống loài này khi đến tuổi và mùa giao phối sẽ tìm đến nhau. sau đó, người ta sẽ chăm sóc cá thể mẹ để cho chúng mang thai và sinh con ra.
Với những ai muốn phối giống chó thuần chủng thì chọn những cá thể có cùng nguồn gốc để giao phối và tạo ra cá thể con. Việc lưa chọn chó mẹ để mang thai là rất quan trọng, đó phải là những con chó khỏe mạnh, đủ sức khỏe và đủ độ tuổi. Cách chăm sóc khi chó mang thai cũng rất quan trọng ảnh hưởng đến con trong bụng khi sinh ra có được khỏe mạnh hay không
Hiện nay với những đơn vị nhận phối giống chó hay là gia đình tự phối giống chó chúng thì cũng thực hiện theo ba phương pháp giao phối chính. Mỗi một phương pháp nhất định thì sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Tuy nhiên mục đích cuối cùng hướng tới chính là tạo ra chú chó con khỏe mạnh, tốt nhất. Dưới đây là giải thích chi tiết về ba phương pháp này để bạn hiểu hơn và áp dụng cho từng giống loại và từng điều kiện khác nhau:
Out-crossing là phương pháp phối giống chó phổ biến nhất hiện nay giữa những chú chó cùng hoặc không cùng huyết thống. Phương pháp này còn là cách thức để phát hiện ra những cá thể tốt nhất trong suốt quá trình nhân giống.
Đối với những giống loài không cùng huyết thống, lai giống trong vòng 4 đời. Và có thể tạo ra những cá thể mới có đặc tính mới, phát triển một cặp gen của cá thể bố và một cặp gen của cá thể mẹ. Đó là những cặp gen nổi trội nhất, nhờ đó mà quỹ gen cũng phát triển và sức đề kháng hệ miễn dịch của chúng cũng cao hơn rất nhiều.
Đối với lai tạo giữa các cá thể có cùng huyết thống vẫn có thể đảm bảo tính thuần chúng. Tuy nhiên phương pháp này lại không loại bỏ được những bộ gen không tốt khiến tính đồng nhất không cao, không khắc phục được những nhược điểm của cơ thể mẹ và bố. Những điểm này có thể sẽ bị di truyền đến đời con cái. Đó chính là nhược điểm duy nhất của phương pháp lai tạo Out-crossing mang lại.
Line-breeding là phương pháp lai tạo giữa những giống loài cùng giống và huyết thống gần nhau. Người ta sẽ chọn ra những cá thể bố mẹ nổi bật, có tính cách, khỏe mạnh và nổi trội nhất. Chúng ít bệnh tật, sức đề kháng tốt và phát triển bình thường.
Ưu điểm của phương pháp này chính là bạn có thể chọn được những loại gen tốt từ những chú chó tốt có họ hàng với nhau đem đi nhân giống. Điều đó góp phần làm đa dạng giống loài, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho chó con.
Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là chúng chỉ làm chậm quá trình sụt giảm sự đa dạng của quỹ gen chứ không ngăn chặn hoàn toàn. Và mặc dù đã chọn được cá thể bố mẹ nhưng trong quá trình giao phối những loại gen không mong muốn vẫn có thể bộc phát và di truyền đến đời con cái.
In-breeding cũng là phương pháp phối giống chó cùng huyết thống gần nhau. Đây là phương pháp cần những người thực sự có kinh nghiệm. In-breeding sẽ tạo ra những cá thể con có đặc tính và thể trạng gần với cá thể bố mẹ nhất so với hai phương pháp trên.
Người ta sẽ chọn ra hai cá thể bố mẹ cùng huyết thống và gần nhau nhất cho phối giống chó, sinh sản. Từ đó người ta tạo ra được giống chó mang tính thuần chủng cao và nhà lai tạo có thể phán đoán được những đặc tính của chó con từ chó bố mẹ.
In-breeding cũng có nhược điểm nhất định đó là làm giảm sự đa dạng gen. Phương pháp phối giống chó In-breeding cũng làm cho cá thể con giảm đi và mất dần sức đề kháng tự nhiên. Ngoài ra những cá thể con gen đồng lặn sẽ chết do yếu. Do đó các cá thể con được phối giống chó từ phương pháp này, khả năng sống sót thấp hơn rất nhiều so với hai phương pháp còn lại là Line-breeding và Out-crossing.
Để có thể phối giống chó một cách tốt nhất người ta cần quan sát thật kĩ thời kì động dục cở chó. Thời kì động dục hay nói cách khác là thời kì kinh nguyệt ở người trưởng thành, lúc này chó bắt đầu phát triển và có thể sinh sản, phối giống chó. Một số dấu hiệu dưới đây để bạn có thể phát hiện cũng như xử lý thật tốt để phối giống chó:
Chó đực không có khoảng thời gian chính xác để phát dục. Chúng luôn sẵn sàng bất cứ lúc nào để phối giống chó. Thời điểm thích hợp nhất để phối giống chó là khi chúng hơn hơn 1 năm trở đi, khoảng 14 - 15 tháng là thời điểm thích hợp nhất. Bạn không nên cho chúng phối giống chó khi còn nhỏ lúc này thể trạng còn yếu, sức khỏe chưa đủ thì cá thể con sinh ra cũng yếu và dễ chết non.
Chó đực để phối giống chó cần được tuyển chọn kĩ càng. Đó phải là những chú chó có thể trạng khỏe mạnh, nguồn gen chất lượng, tốt, 4 chi cứng cáp, không có dấu hiệu của bị bệnh. Khi đã được lựa chọn đi phối giống chó, bạn cần tăng khẩu phần ăn để chúng được bồi bổ, đáp ứng đủ mọi chất dinh dưỡng để tạo ra cá thể con tốt nhất.
Chó cái phát dục có những biểu hiện rõ ràng hơn rất nhiều. Thời kì động dục cũng có thể dễ dàng nhận ra. Tuần đầu tiên, âm hộ của chó cái bắt đầu sưng lên, thậm chí là chảy máu, sau đó từ 1 - 2 tuần thì giảm và mất hẳn.
Từ tuần thứ 2 - tuần thứ 4 là thời điểm trứng rụng và phối giống chó lúc này tỉ lệ mang thai sẽ cao hơn rất nhiều. Bạn nên quan sát chó cái thật kĩ vào thời điểm này tránh để chúng lại liếm đi phần máu đào thải ra bên ngoài.
Lúc này chó bắt đầu tìm kiếm chó đực nhiều hơn và nếu bạn không muốn chúng mang thai thì có thể kiểm soát và thắt chặt không cho chúng ra ngoài. Còn nếu bạn muốn chúng mang thai thì có thể tìm giống phù hợp nhất cho chúng giao phối.
Nếu bạn chịu khó quan sát những chú chó cái thường xuyên bạn sẽ thấy những biểu hiện của chúng khi phát dục, biểu hiện của chó cái rất rõ ràng không như chó đực. Cụ thể trước khi bước vào giai đoạn động dục, chó cái cư xử bất thường, chúng hay căng thẳng, sủa nhiều, sợ người lạ và dễ bị kích động hơn. Nhiều con còn tỏ ra khó chịu khi ai đó đến gần và sủa loạn lên dù không có bất cứ chuyện gì xảy ra.
Một bộ phận nữa chỉ cần quan sát là bạn sẽ thấy chúng đang chuẩn bị bước vào thời kì động dục chính là đuôi chó. Đuôi chó cái thường cong sang một bên. Thực ra việc này là để chúng có thể giao phối bất cứ lúc nào.
Ngoài ra, bạn cũng thường xuyên mang chú chó đến các cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra. Một mặt vừa để kiểm tra sức khỏe của thú cưng. Mặt khác vừa để kiểm tra thời kì động dục của chó, bạn sẽ nhận được những lời khuyên hữu ích để chăm sóc chúng tốt nhất.
Một vài trường hợp phối giống chó bạn đã tính toán đúng thời kì phù hợp nhất để nhân giống, tuy nhiên, chó cái lại không chịu đực. Trường hợp này thường xuyên có thể xảy ra, vậy nguyên nhân do đâu lại có hành vi này là làm thế nào để giải quyết tốt nhất.
Nguyên nhân đầu tiên có thể do chó cái “không thích” chú chó đực mà bạn mang đến cho chúng để phối giống chó nên chúng không chịu đực. Nếu ở trong trường hợp này bạn không thể làm gì khác ngoài tìm cho chúng một chú chó đực khác. Hoặc đơn giản, bạn chỉ cần thả chúng ra và để tự đi tìm kiếm bạn tình phù hợp nhất.
Nguyên nhân thứ hai là bạn đã nhầm thời kì động dục của chúng, có thể chúng đang bị bệnh nhưng biểu hiện lại giống như là động dục. Trường hợp nhầm lẫn này cũng khá phổ biến. Ví dụ như bệnh bọc mủ tử cung có những triệu chứng giống như thời kì động dục khiến bạn bị nhầm lẫn. Để giải quyết tình trạng này không có cách nào khác ngoài việc, bạn mang chú chó đến bác sĩ thú y để thăm khám và chữa trị.
Và dù là vì nguyên nhân nào mà chúng không chịu phối giống chó bạn cũng không nên chủ quan mà luôn có biện pháp tối ưu để điều trị. Đưa chúng đến bác sĩ kịp thời tránh đến lúc bệnh nặng mới phát hiện ra thì không kịp chữa trị.
Nếu bạn không muốn phối giống chó thì cũng có những biện pháp để xử lý khi chúng phát dục. Hiện nay có hai cách chính là thiến hoặc triệt sản. Mỗi cách thì đều có những ưu và nhược điểm riêng. Và tùy từng trường hợp thì bạn sẽ sử dụng cách thức phù hợp để không ảnh hưởng đến sức khỏe và sự sinh sống của chó.
Bên cạnh phương pháp thiến người ta còn dùng phương pháp triệt sản để chặn quá trình phối giống chó. Triệt sản cũng được phân thành 3 cách khác nhau là tiêm hóa chất, thắt ống dẫn tinh và cuối cùng là cắt hoàn toàn tinh hoàn của chó.
Với phương pháp tiêm hóa chất, người ta sử dụng một loại hóa chất nhất định và được phép sử dụng để triệt sản và rất an toàn cho chó, không gây tác dụng phụ. Đó là Chlorhexidine gluconate, Kẽm gluconate hoặc Formaldehyde loãng. Bác sĩ thú y sẽ sử dụng một trong số những hoạt chất trên cho vào ống tiêm và tiêm vào tinh hoàn hoặc mào tinh hoàn của chó. Đây chính là nơi sản xuất Testerone và tinh trùng cho quá trình sinh sản của chó.
Hoạt chất này đi vào tinh hoàn gây phản ứng và ngăn chặn khiến nó không sản sinh tinh trùng. Tuy nhiên những người đã sử dụng phương pháp này để giảm tình trạng phối giống chó sẽ thấy. Sau một thời gian phương pháp này không hiệu quả, tức là hoạt chất đi vào tinh hoàn và chỉ có tác dụng trong một khoảng thời gian nhất định.
Thắt ống dẫn tinh cũng phương pháp khá phổ biến mà nhiều người áp dụng để ngăn cản quá trình phối giống chó. Đây là một tiểu phẫu nhỏ không quá lớn, nhưng bạn không thể thực hiện tại nhà mà cần mang đến những cơ sở y tế thú y để bác sĩ thực hiện.
Bởi quy trình cần có trang thiết bị nhất định nếu không việc thắt ống dẫn tinh sẽ xảy ra một số sự cố ngoài ý muốn như bị lỏng khiến cho tinh trùng của của chó vẫn đi ra được bên ngoài.
Thiến là một phương pháp phẫu thuật để cắt bỏ tinh hoàn của chó. Đồng nghĩa với việc bạn sẽ cắt đứt nguồn cung cấp và sản sinh ra lượng Testosterone, sản sinh và nuôi dưỡng tinh trùng của chó.
Nếu bạn muốn thiến chó thời điểm phù hợp nhất để thực hiện chính là từ 4 - 6 tháng. Chúng ta cũng có thể thiến chó khi chúng đã trưởng thành, tuy nhiên nếu để càng lâu muốn thiến sẽ đem lại nhiều rủi ro hơn. Vì thế bạn nên căn thời điểm phù hợp và chính xác nhất để thực hiện cắt bỏ tinh hoàn của chó.
Thiến chó có nhiều ưu điểm, chúng không còn khả năng sinh sản và đi theo con cái nữa. Đồng thời giúp phòng bệnh liên quan đến tinh hoàn, mào tinh. Thiến chó không tốn kém quá nhiều chi phí lại rất an toàn cho chú cún nhà mình.
Đây là một tiểu phẫu nhỏ, tuy nhiên, bạn không nên thực hiện tại nhà mà cần đến những cơ sở y tế, bác sỹ thú y chuyên nghiệp. Họ có tay nghề cao, có trình độ chuyên môn để thực hiện phẫu thuật, gây tê. Bên cạnh đó, việc chăm sóc chó, chế độ dinh dưỡng sau khi thiến cũng rất quan trọng liên quan trực tiếp đến sức khỏe của chúng sau này. Cho nên bạn cần chú ý để tránh chó bị yếu và giảm sức đề kháng.
Bạn muốn triệt sản chó cái, chặn không cho chúng phối giống chó, cần căn chỉnh thời gian để thực hiện triệt sản ở chó cái. Thời gian tốt nhất triệt sản là khoảng 1 năm tuổi trở lên, không nên triệt sớm quá.
Vì lúc này chúng vẫn chưa đến thời kì động dục, sức khỏe còn yếu, chưa phát triển hết, bạn triệt sản chúng có thể dẫn đến làm suy giảm sức đề kháng của chó. Đồng thời nếu không cẩn thận có thể làm chúng mắc bệnh và giảm tuổi thọ của chó.
Có ba cách chính để triệt sản ở chó cái chính là tiêm thuốc, thắt ống dẫn trứng, cắt tử cung và buồng trứng. Cách triệt sản này gần giống với chó đực chỉ khác bộ phận sinh sản.
Với phương pháp tiêm thuốc gần giống với chó đực, các hoạt chất để tiêm cũng là Formaldehyde loãng, Chlorhexidine gluconate, Kẽm gluconate để ngăn chặn quá trình rụng trứng của chó cái.
Tuy nhiên tiêm thuốc khá độc hại đối với chó cái, bởi sức đề kháng và cơ thể của chó cái bao giờ cũng yếu hơn chó đực. Cho nên nếu bạn sử dụng phương pháp tiêm thuốc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng đồng thời còn có thể gây nên nhiều tác dụng phụ về sau.
Thắt ống dẫn trứng để cho chó cái không giao phối được nữa cũng là phương thức phổ biến được nhiều người sử dụng hiện hay. Tuy nhiên phương pháp này cũng chưa thực sự đem lại kết quả triệt để nhất vì vẫn có một vài tình huống ngoại lệ.
Tương tự như chó đực thì cắt hai tinh hoàn, chó cái sẽ cắt tử cung và buồng trứng bộ phận sản sinh và rụng trứng để sinh sản. Phương pháp này sẽ đem lại kết quả triệt để nhất. Bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật bằng cách rạch một đường ở bụng và cắt bỏ cổ tử cung cũng như buồng trứng của chó cái.
Sau khi bạn đã triệt sản của chó đực hai chó cái, bạn cần quan sát chúng trong một thời gian. Nếu bạn thấy chúng đã triệt sản nhưng vẫn thấy máu chảy ra ở âm đạo cũng như những dấu hiệu động dục thì cần mang ngay đến cơ sở y tế thú y. Bởi rất có thể chúng đang bị nhiễm trùng hoặc mắc bệnh nào đó sau khi triệt sản. Vết khâu do phẫu thuật để lại có thể sẽ tự tiêu sau 6 - 10 ngày và chó lẽ lại bình phục và khỏe mạnh trở lại.
Như đã nói ở trên là có ba phương pháp chính để phối giống chó. Tuy nhiên dù là thực hiện bằng phương pháp nào thì cũng đều tuân thủ theo một quy trình nhất định từ khi chọn cá thể đến khi giao phối, mang thai và sinh sản. Dưới đây là quy trình cơ bản nhất để phối giống chó thường được thực hiện tại nhà hay những đơn vị nhận phối giống.
Bước đầu tiên và cũng là quan trọng nhất chính là chọn là cá thể bố mẹ. Chó bố và mẹ để đem đi phối giống phải thật khỏe mạnh, không mắc bệnh, không ốm, không mang những gen xấu. Chúng phải là những con chó nhanh nhẹn, mang đầy đủ những phẩm chất của giống loài thì khi phối giống chó đời con mới mang những cá thể tốt.
Người ta thường chọn cho chó mẹ sinh sản ở lần kinh nguyệt thứ hai hoặc thứ ba là tốt nhất. Bởi ở lần đầu tiên, chó cái mới động dục, sức khỏe chưa tốt nhất, các cơ quan chưa hoàn thiện đầy đủ. Nếu bạn cho chúng phối giống chó ở thời điểm này, chó con dễ bị sinh non, chết yểu, chết lưu.
Chó mẹ đóng vai trò quan trọng nhất khi phối giống, nên trước đó bạn nên mang chó mẹ đi bác sĩ và kiểm tra tình hình sức khỏe. Đồng thời hỏi bác sĩ xem chúng đã có thể sinh sản và mang thai hay chưa. Một số chó mẹ nhìn rất khỏe mạnh, bình thường nhưng lại mắc một số bệnh về buồng trứng cổ tử cung. Những bệnh này chỉ khi đến bác sĩ thú ý và siêu âm mới có thể phát hiện được.
Bạn nhớ tiêm vắc xin cho cho chó mẹ trước khi phối giống. Thời điểm tiêm tốt nhất là khoảng trước 1 tháng khi cho chó mẹ giao phối với chó đực. Việc tiêm vắc xin vào thời điểm này để thuốc hấp thụ hết vào cơ thể chó mẹ, đảm bảo sức khỏe và sức đề kháng trong suốt quá trình mang thai và sinh nở.
Tiếp theo bạn tẩy giun, loại bỏ kí sinh trùng trên cơ thể chó như rận. Việc này đảm bảo cho chó con khi sinh ra không bị nhiễm từ chó mẹ.
Bạn tiến hành phối giống chó theo phương pháp đã xác định từ trước đó để cho chó mẹ mang thai. Phương pháp phối giống phải phù hợp với giống loài và cơ thể chó bố mẹ.
Khi chó mẹ mang thai bạn tuân thủ đầy đủ những yêu cầu chăm sóc chúng. Bổ sung dinh dưỡng vào khẩu phần ăn để chó mẹ và chó con ở trong bụng được phát triển đầy đủ nhất.
Đến thời kì chó mẹ đẻ, bạn càng cần chăm sóc và có chế độ dinh dưỡng cho chúng tốt hơn để tạo sữa và cung cấp cho chó con. Nhiều chó mẹ trong giai đoạn sẽ bị chết do yếu và không được chăm sóc kịp thời, nên bạn cần quan tâm nuôi dưỡng chúng lịp thời.
phối giống chó là một quá trình từ khi lựa chọn cá thể bố, mẹ đến khi cho chúng phối giống chó và chăm sóc sau sinh. Và ở bất cứ giai đoạn nào bạn cũng cần chăm sóc và để ý chó bố mẹ. Một số lưu ý dưới đây khi phối giống chó sẽ giúp bạn thực hiện quy trình sinh sản này một cách hiệu quả nhất.
Điều đầu tiên để phối giống chó thành công dù cùng hay khác huyết thống thì việc nhận biết đúng chu kì sinh sản của cá thể chó cũng rất quan trọng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành bại của cuộc giao phối. Đặc biệt với chó cái khi đến thời kì rụng trứng là lúc chúng đã sẵn sàng cho quá trình mang thai và sinh sản.
Trong thời kì đó nếu bạn cho chúng phối giống chó trứng sẽ thụ tinh cùng với tinh trùng và tạo thành phôi thai. Và quá trình này gần giống với cơ thể người. Mỗi loài sẽ có thời kì động dục khác nhau và giống chó nhro sẽ động dục sớm hơn những giống chó lớn, trung bình sẽ rơi vào 1 - 2 năm tuổi.
Mùa giao phối của chó thường xảy ra hai lần trong năm tương ứng với hai lần động dục của chó cái và chó đực. Thường hai lần này sẽ cách nhau từ 5 - 6 tháng.
Tuy nhiên động dục hai lần một năm chỉ là trung bình, trên thực tế có những giống chó cơ thể khỏe mạnh chúng sẽ động dục thường xuyên. Nhưng có những giống thì yếu hơn nên chỉ động dục một lần một năm. Nhưng mỗi lần động dục của chúng sẽ kéo dài từ 2 - 4 tuần cho nên bạn có thể kịp thời phát hiện và phối giống chó cho phù hợp.
Thực ra không ai có thể đảm bảo chắc chắn là phối giống chó mấy lần thì thành công. Thường thì là khoảng 2 - 3 lần phối giống chó, nhưng đó phải cho chúng giao phối vào đúng kì kinh nguyệt của chó cái lần thứ hai hoặc thứ ba. Chó cái cũng có thể mang thai ở ngay kì kinh nguyệt đầu tiên. Nhưng lúc này chúng còn khá yếu chưa đủ tuổi nên ít người sẽ cho chúng giao phối vào giai đoạn này.
Bạn không phối giống chó khi chó cái hoặc chó đực đang mắc bệnh dù đã kì động dục. Bởi lúc này những gen xấu có thể di truyền đến đời con cũng như truyền nhiễm mầm bệnh giữa hai cá thể bố mẹ cho nhau.
Chăm sóc chó mẹ trong thời gian mang thai là một trong những bước vô cùng quan trọng để phối giống chó thành công. Bạn cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng cũng chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý nhất để chúng có thể nuôi dưỡng cơ thể và những cá thể con trong bụng.
Trong suốt quá trình mang thai bạn cũng nên mang chúng đi kiểm tra bác sĩ định kì một tháng một lần để kịp thời phát hiện những tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Khi chó mẹ mang thai bạn cũng không nên cho chúng vận động mạnh hay chạy nhảy quá nhiều. Chúng ta chỉ cần cho chúng đi dạo thường xuyên để khi đến đẻ được thuận lợi nhất
Khi chó mẹ mang thai, bạn tách chúng ra khỏi những chú chó khác để chúng sống riêng biệt. Một phần tránh những con chó vui đùa chạy nhảy mà đụng vào bụng con chó mẹ mang thai. Phần khác để tránh lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh từ cá thể khác ảnh hưởng đến con trong bụng của chó mẹ.
Chó mẹ sau khi sinh rất dễ sủa bậy, khó tính và hay gầm gừ để bảo vệ con, chúng sợ bạn mang con của chúng đi nên sẽ hay cắn bậy. Tuy nhiên, bạn chỉ cần tạo một tâm lý thoải mái nhất với chúng. Chăm sóc và vuốt ve thường xuyên để nói với chúng rằng bạn hoàn toàn không có ý định với con của chó mẹ.
Sau khi sinh, chó mẹ phải cung cấp sữa cho đàn chó con bú nên cơ thể nhanh chóng bị yếu và suy nhược. Người nuôi cần phải bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn để chúng khỏe mạnh đồng thời tạo sữa đi nuôi con. Chăm sóc chó sau khi sinh rất quan trọng nếu bạn bỏ bê có thể sẽ khiến chó mẹ bị đàn con bú kiệt sức mà chết đi. Vì thế cần quan tâm đến sức khỏe và nhu cầu dinh dưỡng của chó mẹ.
Trên đây là một số thông tin về phối giống chó, các phương pháp phối giống cũng như quy trình thực hiện đúng nhất. Hi vọng qua đây giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này cũng như biết cách chăm sóc và giúp chó giáo phối thành công nhất.
Link nội dung: https://bitly.vn/phoi-giong-cho-va-nhung-thong-tin-can-thiet-a12850.html