Bài viết được tư vấn chuyên môn bởiBác sĩ mắt -Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng
Để giúp trẻ có vấn đề về mắt nhìn rõ hơn, sau khi đến bác sĩ nhãn khoa thăm khám, điều khó khăn nhất mà bố mẹ phải làm là thuyết phục bé đeo kính mỗi ngày. Ngoài ra, cách chọn kính mắt cho trẻ sơ sinh và trẻ em cũng không phải việc dễ dàng.
Việc chọn kính mắt cho trẻ sơ sinh và trẻ em thường khiến nhiều phụ huynh bối rối vì có quá nhiều gọng kính bày bán ở cửa hàng. Sau đây là một số hướng dẫn cáchchọn kính mắt cho trẻ em mà bố mẹ nên tham khảo:
Gọng kim loại thường mềm dẻo và nhẹ, nhưng hay bị cong. Nếu con bạn còn rất nhỏ tuổi, hoặc thường mạnh tay với đồ chơi, thì nên cân nhắc chọn gọng nhựa cứng cáp. Ngoài ra, những trẻ cần đeo kính số cao (Đi đôi với mắt kính sẽ dầy hơn) thì nên chọn loại gọng nhỏ nhất -phù hợp với khuôn mặt của trẻ để tránh cặp kính quá nặng.
Giữ cho kính nằm cố định trên khuôn mặt là điều rất quan trọng ở trẻ em. Khung kính không nên tỳ đè vào tai hoặc mũi của trẻ, hoặc có khối lượng nặng. Ở trẻ em, vì mũi chưa phát triển hoàn chỉnh, sống mũi không thể ngăn gọng nhựa tụt xuống dưới. Gọng nhựa thiết kế riêng hoặc gọng kim loại có cầu tỳ khá phù hợp với trẻ nhỏ, có thể điều chỉnh vừa khít với mũi mà không bị tụt xuống. Phụ huynh cần thường xuyên kiểm tra những điểm mà khung kính chạm vào mặt để đảm bảo rằng da của bé không bị kích thích.
Chốt lò xo giúp tăng độ mềm dẻo của gọng kính, dễ kéo rộng ra hai bên mà không bị hỏng. Điều này rất cần thiết vì các bé thường tháo kính vội vã bằng một tay, khiến hai càng gọng dễ bị lỏng và gãy. Chốt lò xo giúp bố mẹ tiết kiệm khoản chi để sửa hay thay kính mới, cũng như dễ dàng tháo kính cho con khi bé ngủ quên.
Tròng kính thủy tinh có ưu điểm không trầy và giữ được độ trong suốt lâu, nhưng lại nặng và dễ vỡ. Mắt kính nhựa tổng hợp nhẹ và không vỡ, nhưng lại dễ trầy xước và nhanh bị mờ sau một thời gian sử dụng. Đa số trẻ thường quăng kính khá mạnh tay, vì vậy bố mẹ nên chọn loại mắt kính nhựa có lớp bảo vệ chống xước. Tuy có giá cao hơn, nhưng lại kinh tế hơn vì kéo dài thời gian sử dụng.
Về nguyên tắc đeo kính số thấp nhất để đạt được thị lực cao nhất, sau khi khám BS tư vấn - cấp đơn kính cha mẹ chọn gọng lắp kính đúng khoảng cách đồng tử, cho con đeo thử, trong quá trình sử dụng kính nếu có bất thường như nhìn mờ, đau nhức mắt, mỏi mắt bạn cần đưa trẻ quay trở lại bác sĩ nhãn khoa để kiểm tra thêm lần nữa.
Ngoài cảm giác vướng víu khó chịu do không quen, trẻ đeo kính lần đầu còn bị bạn bè chọc ghẹo. Vì vậy nhiệm vụ quan trọng nhất của bố mẹ chính là thuyết phục bé chịu đeo kính mỗi ngày. Một số lời khuyên giúp bé làm quen với chiếc kính mới là:
Ban đầu, bạn chỉ cho trẻ đeo kính trong một thời gian ngắn, chẳng hạn như mỗi khi ngồi xuống. Sau đó tăng dần thời gian đeo kính vào những dịp khác nữa trong ngày để bé tập làm quen.
Để việc đeo kính mắt trở thành một phần trong thói quen hàng ngày của trẻ, bố mẹ nên khuyến khích con đeo kính vào mỗi sáng cùng lúc với thay quần áo và chỉ bỏ kính ra vào buổi tối trước khi ngủ.
Nếu bé vẫn nhất định không chịu mang kính, hãy tìm và khắc phục sự cố trước tiên. Có phải mắt kính đã cắt đúng độ, hay trẻ gặp bất kỳ khó chịu vật lý nào hay không? Ngoài ra, bố mẹ cần thường xuyên giải thích, nhắc lại tại sao bé cần đeo kính. Đừng quên khen ngợi con mỗi khi bé chịu mang kính.
Dù có gặp vấn đề về mắt hay không, kính vẫn là một phương tiện bảo vệ tuyệt vời để ngăn ngừa thương tích. Đeo kính là một ý tưởng hay cho trẻ chơi các môn thể thao như: bóng chày, bóng rổ, bóng đá, quần vợt, karate...
Lúc đầu, con bạn có thể không muốn sử dụng kính bảo vệ, đặc biệt nếu bé là người duy nhất trong đội có mang kính. Bố mẹ có thể giúp trẻ bằng cách:
Việc tham các hoạt động ngoài trời vào mùa hè khiến trẻ phải tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có cường độ mạnh. Phụ huynh cũng có thể cho bé đeo kính râm để bảo vệ mắt, nhưng không nên đeo trong thời gian dài. Trẻ em vẫn đang trong giai đoạn phát triển tầm nhìn, ánh sáng thích hợp có tác dụng kích thích các dây thần kinh mắt. Vì vậy, trẻ chỉ nên đeo kính râm khi ra ngoài trời nắng và không quá 4 giờ đồng hồ mỗi ngày.
Các bác sĩ nhãn khoa cũng nhấn mạnh rằng khi mua kính râm cho con, bố mẹ nên tập trung vào chức năng chứ không phải vẻ ngoài. Nên chọn loại kính mát cho bé dựa trên các tiêu chí sau:
Mỗi màu mắt kính có chức năng khác nhau, và kính râm màu đen đặc chưa hẳn đã tốt. Nhìn chung, màu xám, xanh lá cây và nâu nhạt là phù hợp với mắt trẻ nhỏ. Không nên chọn kính có sắc độ quá đậm.
Nên chọn kính phù hợp với khuôn mặt bé, phần khung không quá nhỏ để đảm bảo che phủ được toàn bộ mắt. Phần gọng kính không nên quá rộng hoặc nặng để tránh bị rơi, hay gây cảm giác khó chịu nên chọn gọng kính có dây buộc cho trẻ nhỏ để hạn chế kính rơi xuống đất.
Trẻ nhỏ thường chạy nhảy, đùa nghịch, nên rất dễ làm rơi kính hoặc va đập. Vì thế phần tròng kính không nên làm bằng thủy tinh, thay vào đó là chọn chất liệu nhựa tốt, nhẹ và an toàn. Khi mua kính, bố mẹ có thể đưa mắt kính ra xa về hướng ánh sáng và xoay nhẹ để kiểm tra biến dạng, bọt khí hoặc vết trầy xước.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại kính mát trôi nổi, không đảm bảo chất lượng. Phụ huynh nên ưu tiên chọn kính có thương hiệu uy tín. Cũng cần chú ý các biểu tượng thể hiện chức năng như “chống tia cực tím” hoặc “UV400” trên thân kính.
Đối với trẻ có bệnh về mắt, bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhãn khoa trước khi quyết định cho bé đeo thêm kính râm. Cách chọn kính mắt cho trẻ sơ sinh và trẻ em cần đáp ứng những tiêu chí dễ nhìn, phù hợp với khuôn mặt và vừa ý bé. Cặp kính không cần thiết phải đắt tiền, nhưng phải có chất lượng và độ bền cao.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: Webmd.com
Link nội dung: https://bitly.vn/chon-kinh-mat-cho-tre-so-sinh-va-tre-em-a12917.html