Chó Lạp Xưởng là một giống chó có nguồn gốc từ Đức, được phát triển từ sự lai tạo giữa chó săn chuột Pinscher Fox và Toy Terrier. Chúng mang trong mình sự dũng mãnh và nhanh nhẹn, là lựa chọn hàng đầu cho các nhà thợ săn chuyên nghiệp. Xuất hiện từ đầu thế kỷ 15, chúng ban đầu được sử dụng trong các chuyến đi săn. Mặc dù kích thước nhỏ, chúng có khả năng săn bắt động vật lớn như hươu, lợn rừng.
Trong thế kỷ 19, chó Lạp Xưởng được du nhập vào Mỹ và trở thành thú cưng trong nhiều gia đình. Dù đã trải qua quá trình làm thú cưng, chúng vẫn giữ nguyên kĩ năng săn bắt và tính trung thành với chủ.
Mặc dù được nuôi dưỡng phổ biến ở Châu Âu, giống chó này đã gần như tuyệt chủng trong thời kỳ Chiến tranh Thế Giới thứ nhất. Tuy nhiên, từ những năm 1950, chúng trở lại và được nuôi dưỡng rộng rãi.
Tham khảo thêm: Tìm hiểu giống Chó Poodle: Đặc điểm, phân loại và cẩm nang nuôi dưỡng
Chó lạp xưởng hay còn gọi là dachshund chó xúc xích. Đây là giống chó có ngoại hình hơi kỳ lạ. Phần thân dài, ngực nở, bụng hóp, hoạt bát, rắn chắc với 4 chân rất ngắn. Chúng có tên khoa học là Canis lupus familiaris. Chó Dachshund có một dáng vẻ độc đáo và cực kỳ thông minh. Phần đầu thuôn dài, mắt hơi lồi, mõm dài với bộ hàm khoẻ mạnh cùng những chiếc răng vô cùng sắc bén.
Hiện nay, giống chó Lạp Xưởng (Dachshund) được chia thành ba loại chính:
Hãy cùng Mua Bán đi tìm hiểu chi tiết về đặc điểm ngoại hình của giống chó Lạp Xưởng này nhé:
Thân hình:
Chó Lạp Xưởng có thân dài, bốn chân ngắn hơn nhiều so với chiều dài cơ thể, chính vì đặc điểm độc đáo đó nên trông chúng khá giống một cây lạp xưởng. Chó Lạp Xưởng có đầu và mõm dài, bụng hóp sâu, cơ ngực săn chắc, mắt hơi lồi, tai khá to buông thõng xuống hai bên má trông rất đáng yêu.
Kích cỡ:
Có một chút chênh lệch về chiều cao cũng như cân nặng của ba loại chó Lạp Xưởng, cụ thể như sau:
Bộ lông và màu sắc
Dựa vào bộ lông mà chó Lạp Xưởng được chia thành 3 loại:
Tham khảo thêm: Nuôi chó đơn giản hơn cho người mới bắt đầu nhờ 5 yếu tố này
Ngày nay, giống chó Dachshund có kích cỡ nhỏ hơn rất nhiều so với tổ tiên, nhưng nhìn chung chúng vẫn giữ được những nét tính cách nổi bật dưới đây:
Hoạt bát, năng động và tinh nghịch
Chó Lạp Xưởng không thích bị nhốt trong không gian chật hẹp và luôn muốn được dẫn ra ngoài đi dạo. Ngoài ra chúng cũng rất thích đào bới đất cát, đuổi bắt, chạy nhảy nô đùa và đặc biệt là đi săn.
Tuy có kích thước nhỏ âm thanh từ tiếng sủa của chó Lạp Xưởng lại khá to. Điều này có nghĩa đây là loại chó canh gác hữu ích bởi khi có người lạ xuất hiện chúng có thể báo động tốt.
Dũng cảm và mạnh mẽ
Chó Lạp Xưởng ngày nay dù có nhỏ thân hình bé nhưng vẫn giữ được bản tính dũng cảm do tổ tiên vốn là dòng chó săn Nếu nhận thấy có chó lạ đe dọa đến chủ nhân chúng có thể sẵn sàng lao vào chiến đấu để bảo vệ chủ.
Chó Lạp Xưởng trung thành với chủ và yêu quý trẻ em
Đây là giống chó rất trung thành và quấn quýt với chủ, chúng chỉ duy nhất nghe lời một người chủ. Do đó chúng ta không nên nuôi một chú chó Lạp Xưởng đã trưởng thành bởi vì chúng sẽ luôn nhớ về người chủ cũ và rất có thể không nghe lời bạn cũng như chống lại bạn.
Nếu gia đình có nuôi loại chó này thì hoàn toàn có thể yên tâm để chúng chơi đùa cùng trẻ con. Chó Lạp Xưởng rất thân thiện với trẻ nhỏ, thích đuổi bắt, nô đùa cùng những đứa trẻ.
Chó Lạp Xưởng khá bướng bỉnh và hơi khó huấn luyện
Đôi khi những chú chó Lạp Xưởng có thể cáu kỉnh và không nghe lời, thậm chí chống lại mệnh lệnh của chủ do đó bạn phải thật kiên nhẫn trong việc huấn luyện chúng. Bạn hãy dạy cho chúng biết ai là chủ, dạy cần làm những mệnh lệnh của bạn cũng như không được làm điều gì. Ngay khi chúng là chó Lạp Xưởng con 2-3 tháng tuổi là phải được huấn luyện ngay bởi càng lớn thì tính bướng bỉnh càng tăng việc dạy bảo sẽ rất khó khăn.
Chó lạp xưởng được phân chia thành 3 loại dựa vào bộ lông của chúng:
Tham khảo thêm: Top 4 dòng chó cảnh siêu kute, đồ ăn cho chúng cũng siêu rẻ
Môi trường sống lý tưởng của chó Lạp Xưởng là những ngôi nhà vùng ngoại ô có sân vườn rộng rãi để chúng có không gian chơi đùa và chạy nhảy. Do bản chất là giống chó săn nên chó Lạp Xưởng sẽ không thích bị giam giữ ở trong nhà.
Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể nuôi chúng trong một ngôi nhà nhỏ hoặc một căn hộ chung cư. Có thể thời gian đầu chúng chưa quen với không gian sống chật hẹp, nhưng bạn yên tâm, chúng sẽ nhanh chóng thích nghi và hòa nhập được thôi. Bạn nhớ dẫn chú cún cưng ra ngoài thường xuyên để được giải phóng năng lượng, giúp chúng bớt hung hăng, phá phách đồ khi bị giữ trong nhà cả ngày.
Một điều cần lưu ý nữa là không nên nuôi các loại thú khác như thỏ, mèo,… cùng chó Lạp Xưởng. Bởi với nguồn gốc là giống chó săn nên có thể chú chó của bạn sẽ nghĩ những loài trên là con mồi và gây nguy hiểm cho chúng.
Nếu bạn đang muốn tìm mua một loại thú cưng hãy tham khảo tại đây:
3.2 Chăm sóc cơ bản dành cho chó Lạp Xưởng
Đây là giống chó có cường độ vận động cao nên cần một lượng ăn khá lớn, tuy nhiên chúng cũng rất dễ nuôi do không hề kén ăn. Bạn nên cho chúng ăn các loại thực phẩm ít chất béo nhưng giàu dinh dưỡng để phát triển cơ thể toàn diện như: Thịt bò, thịt gà, trứng vịt lộn, cá… Những loại thực phẩm này có nhiều protein nên sẽ giúp cho việc phát triển cơ bắp của chúng.
Ngoài ra nên bổ sung thêm chất xơ, tinh bột, vitamin,… có trong các loại rau quả, cơm, cháo,… Giống chó này khá thích đồ ngọt nên chúng có thể ăn được cả bánh kẹo, tuy nhiên bạn không nên cho ăn quá nhiều bởi khả năng mắc phải bệnh tiểu đường.
Bạn cũng có thể lựa chọn các loại thức ăn sẵn đủ các loại chất dinh dưỡng phù hợp để giúp chú chó của mình phát triển khỏe mạnh. Cần tìm hiểu và lựa chọn một thương hiệu uy tín để đảm bảo an toàn nhất cho hệ tiêu hóa của chúng. Cho ăn 3 bữa một ngày, không nên ăn quá nhiều trong một bữa, khẩu phần ăn cần điều chỉnh phù hợp tùy vào cân nặng.
Đối với những chú chó lông dài, bạn nên chải lông và tắm gội hàng ngày cũng như thường xuyên cắt tỉa để bộ lông của chúng luôn mượt mà và đẹp nhất. Còn với những chú cún lông ngắn, bạn chỉ cần tắm và lấy khăn lau khô lông và không cần cắt tỉa phức tạp. Với đặc tính ít rụng lông nên đây là loại chó rất phù hợp nuôi trong gia đình.
Giống Lạp Xưởng không chịu được khí hậu quá nóng hoặc quá lạnh, chúng sống khỏe mạnh ở vùng khí hậu ôn đới. Với khí hậu tại Việt Nam thì giống chó này hoàn toàn có thể phát triển khỏe mạnh.
Nếu đang nuôi một chú Lạp Xưởng bạn nên cho chúng vận động ngoài trời 30 phút mỗi ngày để cơ thể săn chắc và khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên cần để ý để chúng không đùa nghịch quá đà như việc nhảy quá cao sẽ ảnh hưởng đến cột sống cũng như khiến chúng mắc các bệnh về xương.
Không để các chú chó ăn phải thức ăn ôi thiu hoặc quá hạn sử dụng, vệ sinh thường xuyên bát ăn uống để tránh việc chúng mắc các bệnh về đường tiêu hóa như đau bụng, đi ngoài… Nếu có dấu hiệu bất thường như bỏ ăn, đi ngoài, bạn nên đưa thú cưng đến bác sĩ thú y ngay.
Nếu trời nóng, Lạp Xưởng có thể tắm hàng ngày, còn nếu trời lạnh thì kbạn phải dùng nước ấm để tắm cho chúng và không cần tắm thường xuyên 1-2 lần/tuần là đủ. Chú ý vệ sinh vùng tai và kẽ ngón chân bởi đây là môi trường lý tưởng cho nấm, vi khuẩn và rận sinh sôi nảy nở.
Nhớ lịch tiêm phòng dại định kì cho chó nhà mình cũng như cho uống thuốc tẩy giun đều đặn 6 tháng/1 lần. Nếu như được chăm sóc tốt, chú Lạp Xưởng của bạn có thể sống được tận 12-15 năm.
Tham khảo thêm: Top 12 Giống Chó Chân Ngắn Dễ Thương Và Đáng Yêu Trên Thế Giới
Tham khảo một số tin đăng bán nhà đất, nếu bạn có nhu cầu đổi không gian sống cho gia đình và thú cưng của mình ngay sau đây:
Người nuôi chó Lạp Xưởng cần chú ý một số vấn đề sau đây:
Lưu ý 1: Cho chó đến trạm thú y để kiểm tra sức khỏe định kỳ, đồng thời tiêm vacxin phòng dịch và tẩy giun sán thường xuyên.
Lưu ý 2: Do cấu trúc cơ thể của giống này không cân đối nên có thể sẽ mắc các bệnh về xương khớp. Những dấu hiệu bất thường cần chú ý đó là ho, thở khò khè, tiêu chảy, bỏ ăn. Nếu xuất hiện một trong những dấu hiệu trên thì cần đưa chó đến trạm thú y gần nhất để khám chữa kịp thời.
Tại thị trường thú cảnh nước ta, giá của những bé cún Lạp Xưởng này thuộc vào loại trung bình:
Trên đây là tất cả các thông tin về giống chó Dachshund hay còn gọi là chó lạp xưởng mà Mua Bán đã gửi đến bạn. Hy vọng rằng bạn có thể nắm được cẩm nang chăm sóc chu đáo cho chú chó nhà mình. Đừng quên truy cập muaban.net hàng ngày để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích hàng ngày nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Nguyễn Trà My
Link nội dung: https://bitly.vn/cho-lap-xuong-dac-diem-gia-ban-va-cach-cham-soc-a12957.html