Da mặt bị ngứa: Nguyên nhân và cách khắc phục

Ngứa da mặt là tình trạng khá phổ biến và có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Ngứa da mặt có thể chỉ thoáng qua rồi tự khỏi nhưng cũng có thể kéo dài gây khó chịu. Vậy nguyên nhân da mặt bị ngứa là gì? Cách khắc phục tình trạng ngứa da mặt thế nào? Câu trả lời sẽ được giải đáp một cách chi tiết ngay trong bài viết này bạn nhé!

Nguyên nhân khiến da mặt bị ngứa

Ngứa da mặt không phải tình trạng hiếm gặp. Có nhiều nguyên nhân khiến chúng ta bị ngứa da mặt. Trong đó, một số nguyên nhân thường gặp nhất như:

Nguyên nhân liên quan đến làn da

Mỗi người trong chúng ta sở hữu một làn da khác nhau với những đặc điểm khác nhau. Nhiều trường hợp, ngứa da mặt xuất phát từ nguyên nhân liên quan trực tiếp đến làn da như:

Da mặt bị ngứa: Nguyên nhân và cách khắc phục
Ngứa da mặt có thể xuất phát từ nguyên nhân chủ quan và khách quan

Nguyên nhân liên quan đến tác nhân khác

Ngay cả khi bạn sở hữu làn da khỏe mạnh thì cũng có nhiều tác nhân từ môi trường bên ngoài tác động và làm da mặt ngứa như:

Da mặt bị ngứa do bệnh lý

Ngứa da mặt có thể là một triệu chứng của bệnh lý về da đang hiện hữu, cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý bên trong cơ thể như:

Da mặt bị ngứa: Nguyên nhân và cách khắc phục
Da mặt bị ngứa có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ngoài da hoặc bệnh lý bên trong cơ thể

Cách cải thiện tình trạng da mặt bị ngứa

Như trên đã nói, có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng da mặt bị ngứa. Căn cứ vào từng nguyên nhân, chúng ta sẽ có cách điều trị phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp điều trị ngứa da mặt bạn có thể tham khảo:

Cách giảm ngứa da mặt tại nhà

Theo các bác sĩ da liễu, ngay cả khi da mặt ngứa ngáy khó chịu bạn cũng không nên gãi. Khi gãi, móng tay có thể làm tổn thương lớp biểu bì, kích thích phản ứng viêm khiến cảm giác ngứa càng thêm trầm trọng. Ngoài ra, nếu làn da bị trầy xước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công gây viêm.

Khi phát hiện nguyên nhân gây ngứa do tác nhân từ môi trường như: Phấn của côn trùng, lông thú, phấn hoa, mạt bụi,... việc đầu tiên bạn cần làm là rửa mặt sạch sẽ bằng nước mát. Bạn cũng nên thay chăn ga gối đệm nếu phát hiện các tác nhân gây kích ứng này tồn tại trong phòng ngủ của mình.

Để làm dịu cảm giác ngứa, bạn có thể đắp bông tẩy trang thấm nước lạnh lên mặt. Thay vì gãi ngứa, bạn có thể vỗ nhẹ lên da mặt để cảm thấy dễ chịu hơn nhưng tránh dùng tay tiếp xúc trực tiếp lên da. Trong thời gian da mặt bị ngứa, bạn nên hạn chế tối đa việc dùng hóa mỹ phẩm.

Da mặt bị ngứa: Nguyên nhân và cách khắc phục
Nếu cảm giác ngứa gia tăng và kéo dài, bạn nên đến gặp bác sĩ

Đến gặp bác sĩ khi tình trạng ngứa gia tăng và kéo dài

Nếu mặt bị ngứa kéo dài hơn 2 tuần và cảm giác ngứa không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu gia tăng, tốt nhất bạn nên gặp bác sĩ. Một số người bị cảm giác ngứa làm phiền, ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập, làm việc và giấc ngủ cũng nên đi khám sớm. Bạn cũng cần đến bác sĩ nếu cảm giác ngứa đến đột ngột theo cơn, ngứa dữ dội không giải thích được, ngứa đi kèm các triệu chứng khác như sốt, đổ mồ hôi đêm,…

Các bác sĩ qua thăm khám lâm sàng và khai thác tiền sử bệnh lý, tiền sử dụng thuốc chữa bệnh có thể chỉ định bạn thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để tìm ra chính xác nguyên nhân. Để giải quyết tình trạng ngứa tạm thời, bác sĩ có thể kê thuốc kháng histamin, kem bôi Hydrocortisone, thuốc ức chế calcineurin,…

Điều trị ngứa da mặt theo từng nguyên nhân

Khi đã xác định được chính xác nguyên nhân gây ngứa da mặt, việc điều trị sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn. Cụ thể là:

Da mặt bị ngứa: Nguyên nhân và cách khắc phục
Ngứa da mặt sẽ được khắc phục hiệu quả nếu tìm đúng nguyên nhân

Da mặt bị ngứa có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong hầu hết các trường hợp, đây là một tình trạng bình thường, phổ biến, ít nguy hiểm. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ngứa da mặt là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý. Vì vậy, nếu cảm giác ngứa kéo dài quá 2 tuần và không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Xem thêm: Quy trình chăm sóc da mặt trong 1 tuần

Link nội dung: https://bitly.vn/da-mat-bi-ngua-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-a13039.html