Khi nói đến trang phục của Phật tử không thể nào không nhắc đến những chiếc áo tràng hay áo hải thanh thường được mặc để đến chùa hoặc trong lúc tu học tại nhà. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy chiếc áo tràng này có nhiều màu sắc khác nhau. Vậy tại sao lại có sự khác biệt về màu sắc trong trang phục của Phật tử như vậy? Qua bài viết dưới đây Vật phẩm Phật giáo sẽ giải đáp các thắc mắc đó giúp các bạn.
Áo tràng/áo hải thanh là trang phục không thể thiếu của Phật tử
Đây là pháp phục dành cho tất cả cư sĩ Phật tử bao gồm cả những cư sĩ xuất gia hay tu học tại nhà. Theo lời chỉ dạy của Đức Phật có cửu khướu (9 lỗ) dơ bẩn trên cơ thể của chúng ta gồm: đôi mắt thường có rỉ, lỗ mũi thường chứa dịch, miệng có mùi hôi từ các loại thức ăn trong lúc nhai, hai lỗ tai có ráy tai bẩn, bộ phận sinh dục, nơi bộ phận tiêu hóa, ở hai nách…
Chính vì vậy, nhằm che đi những thứ bất tịnh dơ bẩn đó cư sĩ Phật tử sẽ mặc áo tràng. Khi lên điện tụng kinh niệm Phật họ cần mặc trang phục kín đáo, gội rửa cơ thể sạch sẽ, giữ tâm thanh tịnh để thể hiện tấm lòng tôn kính với các chư Phật.
Mỗi cư sĩ Phật tử cần biết được các loại chú thuộc nghi thức tụng niệm trong Phật giáo, cụ thể: chú Tịnh khẩu nghiệp (làm sạch miệng, hơi thở), chú Tịnh thân nghiệp (làm sạch thân thể), chú Tịnh tam nghiệp (làm sạch ba nghiệp thân, khẩu, ý), chú Tịnh Pháp giới (làm sạch cả cõi pháp).
Chiếc áo tràng/áo hải thanh thể hiện được sự thanh cao, giản dị của Phật tử
>> Tổng quan về quần áo của Phật tử cư sĩ nam
Đức Phật tin rằng nếu muốn xóa bỏ tâm tham chấp ở Phật tử cần dùng pháp phục có màu xấu xí, chất liệu xấu (hoại sắc). Minh chứng rõ ràng nhất là ở trong kinh điển nguyên thủy, những Tỳ kheo trong quá trình đi khất thực nếu nhặt được mảnh vải không có chủ sở hữu trên đường thì có thể đem về giặt sạch rồi may pháp phục.
Màu sắc của áo tràng ở mỗi dân tộc Phật Giáo gia nhập sẽ phụ thuộc vào bản sắc văn hóa ở nơi đó. Màu lam hoặc màu nâu là màu sắc được sử dụng nhiều nhất ở Việt Nam và Trung Quốc.
>> Ý nghĩa và nguồn gốc của chiếc áo cà sa trong Phật giáo
Với sắc màu không quá rực rỡ cũng không u trầm, áo tràng màu lam thể hiện được sự thanh cao và giản dị mà một người Phật tử cần có. Một trong những ý nghĩa sâu xa của màu lam là nói lên sự bình đẳng không còn sự phân biệt giàu nghèo sang hèn, hòa đồng, tinh tấn và nhẫn nhục của người tu tập.
Tương tự như tâm của người con Đức Phật vừa ô nhiễm nhưng vẫn thanh tịnh, màu lam cũng rất dễ dính phải bụi bẩn nhưng khó nhận ra. Tâm là nơi xuất phát của cả tịnh và nhiễm. Nếu cứ để những phiền não, ô nhiễm trong cuộc sống vấy bẩn tâm thì chúng sẽ lấp đi những phần thanh tịnh và sáng suốt của mình.
Ngược lại, nếu chọn cách sống rời xa phiền não, tham ái thì chân tâm, Phật tánh xuất hiện sẽ soi đường dẫn lối. Vì lẽ đó, chiếc áo màu lam này chính là lời nhắc nhở cho người con Đức Phật cố gắng, chăm chỉ tu tập, thực hành Chánh pháp.
Với sự kết hợp của đen+đỏ hoặc vàng+đỏ sẫm, màu nâu sồng là màu tối, màu của đất. Tuy không có tính thẩm mỹ so với các màu khác nhưng nó thể hiện được sự giản dị, chân chất và bền bỉ, trầm mặc cùng tấm lòng chịu thương chịu khó, kham nhẫn. Ngoài ra, màu này còn tượng trưng cho sự tham đạm nhưng tràn đầy sức sống của lối tu tập phạm hạnh, ly tục. Màu sắc này thường được dùng phổ biến ở miền Bắc.
Áo tràng/áo hải thanh của Phật tử với tông màu nâu sồng
Nếu các sư Thầy, sư Cô, quý Phật tử đang có nhu cầu tìm mua các quần áo Phật tử hay tượng Phật, pháp khí.. để phục vụ cho quá trình tu tập của mình. Hãy liên hệ Vật phẩm Phật giáo qua địa chỉ website: vatphamphatgiao.com hoặc hotline: 08.6767.1366 để lựa chọn được những sản phẩm chất lượng nhất.
Bài viết trên đây của Vật phẩm Phật giáo đã chia sẻ những thông tin giúp bạn giải đáp được các thắc mắc và có cái nhìn rõ hơn về những chiếc áo tràng hay áo hải thanh, pháp phục của Phật tử.
Link nội dung: https://bitly.vn/ao-trang-ao-trang-di-chua-ao-trang-lamao-trang-phat-tu-a13251.html