Cuộc hành trình chiến đấu với quân giặc của những người lính là một cuộc hành trình kéo dài vô cùng khó khăn và đầy thử thách. Người lính dứt áo ra đi tìm đường đấu tranh bảo vệ đất nước phải vượt qua không biết bao nhiêu thử thách của tự nhiên và quân thù tưởng rằng không thể có ngày gặp lại. Quang Dũng đã kết thúc bài thơ bằng nhịp thơ chậm cùng việc thể hiện cảm xúc dạt dào. Bài thơ đã sử dụng rất nhiều biện pháp tu từ vô cùng sáng tạo, bút pháp lãng mạn, từ ngữ được chọn lọc, độc đáo đã bộc lộ nên vẻ đẹp anh dũng của những người lính trên con đường hành quân và ca ngợi ý chí chiến đấu dũng cảm, cao cả của họ. Tây Tiến chính là một bài thơ hay và sẽ mãi mãi ghi dấu ấn trong lòng người đọc về hình tượng người chiến sĩ anh dũng sẵn sàng vượt mọi khó khăn, nguy hiểm để bảo vệ được biên cương cho tổ quốc.
Như vậy, với sự kết hợp rất hài hòa và vô cùng khéo léo giữa bút pháp lãng mạn với hiện thực, bài thơ “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng đã khắc họa bức tranh về thiên nhiên và con người thật phong phú và đa chiều một cách thành công. Thiên nhiên núi rừng Tây Bắc đã hiện lên cùng với vẻ đẹp vừa có chút hoang sơ, hùng vĩ, lại vừa có nét thơ mộng, trữ tình, còn hình ảnh những người lính cũng được phác họa thông qua những nét vẽ vừa hào hoa, phong nhã, lại thực sự bi tráng, kiêu hùng xen lẫn chút lãng mạn. Chính nét độc đáo xuất hiện trong cách khám phá hình tượng của những người lính này đã tạo nên những vần thơ đậm chất kiêu bạc, đồng thời điều này cũng thể hiện nét đẹp riêng của bài thơ “Tây Tiến” khác biệt so với muôn vàn những tác phẩm thơ viết khác về đề tài người lính trong cuộc kháng chiến cứu nước.
Thiên nhiên núi rừng Tây Bắc vô cùng hùng vĩ, thơ mộng và trữ tình đến thế nhưng ẩn sau đó là một vẻ hoang sơ chứa đựng những hiểm nguy luôn luôn rình rập. Trước cảnh vật hùng vĩ và những hiểm nguy có thể xuất hiện ở núi rừng Tây Bắc ấy, hình tượng những người lính Tây Tiến lại càng được làm nổi bật lên tựa như tượng đài bất diệt, mang đến vẻ đẹp vừa hào hùng lại vừa tài ba lãng tử của những chàng trai đất Hà thành. Bài thơ Tây Tiến đã tái hiện thành công và chân thực về sự tàn khốc và hậu quả của chiến tranh, những khó khăn vất vả, những gì mà người lính đã trải qua trên công cuộc kháng chiến chống Pháp. Thế nhưng dù có khó khăn như thế nào cũng không làm họ nản chí mà lùi bước, những người lính chiến đấu anh dũng ấy vẫn sống rất lạc quan yêu đời và chiến đấu một cách kiên cường bất khuất.
Trong quãng đời những người lính trong tác phẩm của Quang Dũng và có lẽ trong suốt cuộc đời người nghệ sĩ tài ba ấy - những năm tháng chiến đấu anh dũng trong đoàn quân Tây Tiến chắc chắn là quãng thời gian vô cùng đáng nhớ, in dấu ấn sâu đậm nhất. Và thật là may mắn cho tác giả Quang Dũng và cũng cho cả chúng ta, biết bao kỉ niệm sâu sắc, bao nhiêu vẻ đẹp và cả sự bi tráng của một quãng thời gian không thể quên ở mảnh đất phía Tây Tổ quốc cùng những người đồng đội dũng cảm đã được nhà thơ lưu giữ mãi mãi cùng thời gian bằng một thi phẩm xuất sắc là Tây Tiến. Bài thơ gần như thể hiện trọn vẹn tất cả những gì đặc trưng nhất trong hồn thơ của Quang Dũng, để khi nhắc đến Quang Dũng là nhớ ngay tới tác phẩm Tây Tiến, mặc dù ông cũng có nhiều thi phẩm đặc sắc khác nữa.
Quang Dũng đã viết về những người lính tây tiến bằng tất cả nỗi nhớ, niềm thương, cùng sự ngưỡng mộ, sự tự hào xen lẫn niềm xót thương tiếc nuối. Nhà thơ viết bằng bút pháp hiện thực kết hợp lãng mạn nhưng lại nghiêng nhiều về bút pháp lãng mạn. Bài thơ vô cùng độc đáo trong việc xây dựng được hình ảnh, gieo vần cũng như phối thanh, ngắt nhịp. Tất cả đã làm sống dậy trong lòng người đọc một thời kỳ chiến đấu anh dũng không thể quên của dân tộc. Đọc “Tây tiến” ta sẽ thấu hiểu được vẻ đẹp của những người lính chiến đấu chống pháp, hiểu hơn về đất nước của ta trong một thời kỳ trận mạc, hiểu hơn những giá trị của hòa bình và của những mất mát hy sinh của dân tộc để ta trân trọng hơn những ngày tháng được sống độc lập, tự do như hôm nay.
COMBO 12 cuốn sổ tay hack điểm thi tốt nghiệp THPT và kì thi Đánh giá năng lực đã có mặt trên kệ sách của bạn chưa?
Cuộc kháng chiến chống quân Pháp đã qua nhưng để lại không biết bao nhiêu dấu ấn không thể nào phai mờ trong tâm hồn dân tộc Việt Nam. Đó là điểm hội tụ của hàng triệu tấm lòng yêu nước, môi trường thử thách tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất của dân tộc ta. Cuộc kháng chiến còn xuất hiện rất nhiều hình ảnh đẹp mà đẹp nhất có lẽ là hình ảnh của người lính. Bên cạnh những tác phẩm nổi tiếng một thời như Nhớ của Hồng Nguyên, Đồng chí của Chính Hữu, Tây Tiến của Quang Dũng là một thi phẩm vô cùng đặc sắc. Đoàn quân Tây Tiến đã quy tụ được một lực lượng vô cùng đông đảo tất cả mọi tầng lớp thanh niên từ các phố phường Hà Nội.
“Có một bài ca không bao giờ quên…”
Có một lời ca như vậy. Cũng có những năm tháng không thể quên, không phai mờ trong ký ức của bao nhiêu thế hệ đã qua, hôm nay và sau này. Đó chính là những ngày tháng chiến đấu chống Pháp, khi toàn dân tộc ta vừa trải qua nạn đói, vừa giành lại được độc lập thì thực dân Pháp cũng quay trở lại xâm lược. Hậu quả của nạn đói năm 1945 vẫn còn đó, rất đậm sâu trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam. Tự do hoặc trở về với cuộc sống cũ? Đó là một câu hỏi làm day dứt lòng người. Theo tiếng gọi của sự tự do, toàn thể những người nông dân, công dân, những người mẹ, người chị tham gia kháng chiến, thậm chí là học sinh đã tạo nên hào khí dân tộc cho một thời đại. Trong những năm tháng khốn khổ đáng nhớ ấy, văn học dù chưa thể nói là đã ghi lại được trọn vẹn bộ mặt của đất nước, nhưng cũng đã ghi lại được hào khí một thời cùng hình ảnh bao người hy sinh anh dũng mà hình ảnh trung tâm chính là hình ảnh những người chiến sĩ cụ Hồ. Bài thơ “Tây Tiến” của tác giả Quang Dũng cũng được ra đời trong hoàn cảnh chung như thế.
Chiến tranh và người lính luôn là chủ đề không bao giờ cũ đối với những người nghệ sĩ thời chiến. Chúng ta có thể bắt gặp được hình ảnh những người lính trong tác phẩm “Đồng chí” của Chính Hữu, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của tác giả Phạm Tiến Duật. Nhưng có lẽ ấn tượng nhất, trữ tình và chân thực nhất chính là hình ảnh những người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của tác giả Quang Dũng. Với cách khắc họa hình tượng người lính vô cùng thành công, người đọc không thể quên được những hình ảnh của người lính cụ hồ thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
Trong nền văn học nước nhà, chủ đề thơ ca Cách Mạng Việt Nam luôn được coi là một tài sản vô cũng quý giá của dân tộc, bởi chúng phản ánh chân thực cả một quá trình lịch sử đấu tranh hào hùng, dũng cảm của đất nước cũng như con người Việt Nam. Đặc biệt trong giai đoạn kháng chiến, với cảm hứng yêu đất nước, thi ca đã thực sự đúc kết nên tượng đài của những người chiến sĩ anh hùng, hay còn gọi là những “Thạch Sanh của thế kỉ XX”. Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ cũng trở thành hình tượng đẹp nhất, đáng tự hào nhất trong nền thơ ca kháng chiến chống thực dân Pháp. Họ là những con người sống có mục địch và lí tưởng, sẵn sàng lấy máu mình để đổi lấy màu đỏ thắm của lá cờ cho Tổ quốc, đồng thời cũng tràn đầy những tâm hồn lãng mạn hào hoa. Qua việc tìm hiểu hình ảnh của những anh bộ đội trong bài thơ “Tây Tiến”, một bài thơ phải nói là tiêu biểu và xuất sắc nhất của tác giả Quang Dũng nói riêng và của nền thơ ca kháng chiến chống thực dân Pháp nói chung, chúng ta đều có thể thấy rõ.
>> Xem thêm: Soạn văn 12 đầy đủ, chi tiết
Thơ ca cách mạng là một trong những chủ đề lớn của kho tàng thơ ca Việt Nam. Những bài thơ, ca khúc đã đi sâu vào trong trái tim của hàng triệu đồng bào về một thời oanh liệt khói lửa chiến tranh. Hình ảnh của những người lính đi vào trang thơ cũng vô cùng tự nhiên và hết đỗi gần gũi, là một đề tài thân thuộc trong những bài thơ cách mạng. Nhà thơ Quang Dũng cũng góp thêm vào kho tàng ấy một bài thơ hay “Tây Tiến” với hình ảnh của người lính xuất thân từ những người thanh niên trí thức ở mảnh đất Hà thành. Bài thơ đã khắc họa rất thành công hình tượng của người lính Tây Tiến với vẻ đẹp vô cùng hào hoa, phong nhã, có sự lãng mạn và cũng có phần dũng cảm, ngang tàng trước vẻ đẹp bi tráng.
>> PAS THPT - khóa học online cá nhân hóa giúp các em xây dựng lộ trình ôn tập từ mất gốc đến 27+
Như vậy nhà thơ liên tưởng đến đồng đội cũ của anh để diễn đạt bằng những từ ngữ đầy xúc cảm. Không những thế, trong từng câu thơ còn giàu chất họa và chất nhạc làm cho Tây Bắc hiện lên với nhiều vẻ đẹp đan xen sự nguy hiểm. Để thể hiện rõ sự hào hùng của giai đoạn bom đạn với đoàn binh Tây Tiến ngày ấy. Họ đã không còn nhưng bức tượng đài do chính họ dựng xây nên sẽ còn mãi trong hàng triệu trái tim Việt Nam.
Chiến tranh đã lùi đi nhưng âm thanh vang vọng của tượng đài vẫn còn mãi. “Tây Tiến” cũng như một trong các bài hát không thể nào quên được của những tháng năm trường kỳ kháng chiến chống Pháp. Bằng bút pháp hiện thực và lãng mạn, Quang Dũng đã khắc họa lên một bức chân dung về những người lính cụ Hồ với vô vàn vất vả, gian nan nhưng cũng đầy chất trữ tình lãng mạn, tạo nên tấm tượng đài sống động của những người anh hùng quả cảm trong kháng chiến. Với tất cả những nghệ thuật đó, “Tây Tiến” đã trở thành một dấu ấn sâu đậm và thiêng liêng với nhà thơ Quang Dũng nói riêng và với cả dân tộc nói chung.
Tây Tiến là một bài thơ đã làm nên tên tuổi cho nhà thơ Quang Dũng trong nền văn học Việt Nam. Bởi dưới ngòi bút tài ba cùng hồn thơ phóng khoáng xen lẫn lãng mạn của mình, Quang Dũng đã thành công xây dựng được hình tượng người lính với vẻ đẹp vô cùng bi tráng lại tài hoa, hai chất thơ ấy kết hợp vào nhau tạo nên một sức hấp dẫn to lớn cho tác phẩm. Hình tượng thiên nhiên núi rừng Tây Bắc được miêu tả thật hùng vĩ, tráng lệ được phác họa lên giúp làm nổi bật, tô đậm lên vẻ đẹp của những người lính Tây Tiến cùng tâm hồn lạc quan và yêu đời.
Tây Tiến được ví như cuộc sống, là tiếng hát, cũng là tình cảm chân thật của tác giả Quang Dũng. Bài thơ vừa có nhạc, lại vừa có lời. Bên cạnh sự khốc liệt chính là cái lãng mạn, bên cạnh sự đau thương chính là cái hào hùng. Tây Tiến thể hiện một phần bức tranh hoành tráng tái hiện lại cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đầy gian khổ và vĩ đại của dân tộc ta. Tây Tiến cũng chính là dấu mốc lớn đối với sự nghiệp sáng tác văn thơ của tác giả Quang Dũng. Nhắc đến tên nhà thơ Quang Dũng thì người đọc liên tưởng ngay đến tác phẩm Tây Tiến và ngược lại. Thơ Quang Dũng nói với con người về tính chân thực, vẻ đẹp và những điều hay trong cuộc đời; vì vậy nên nó luôn sống mãi theo thời gian.
Quang Dũng không chỉ là một nhà thơ tài hoa trong việc cầm bút sáng tác mà ông còn là một người lính sẵn sàng cầm súng để chống lại quân thù. Có lẽ cũng vì vậy nên các bài thơ của ông thường gắn bó với hình ảnh của những người lính cụ Hồ. Và vì đã cùng nhau trải qua không biết bao nhiêu gian khó, vất vả của các cuộc hành quân mà ông đã có thể khắc hoạ chân thực hình ảnh của đoàn binh Tây Tiến với khí phách vô cùng kiên cường, tâm hồn lại thơ mộng một cách sống động trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp.
Tham gia khóa học PAS THPT để được luyện tập các dạng bài thi tốt nghiệp THPT mới nhất nhé!
Tác phẩm “Tây Tiến” là một tác phẩm có thể nói là nổi bật nhất trong các sáng tác của Quang Dũng về đề tài những người lính trong thời kỳ kháng chiến. Sau khi viết được mở bài và phân tích được tác phẩm trong phần thân bài thì bài viết trên VUIHOC muốn chia sẻ đến các em những kết bài Tây Tiến hay để các em có thể tham khảo. Ngoài ra, để học thêm những kiến thức hay về ngữ văn nói riêng và các môn học khác nói chung, nhanh tay truy cập website vuihoc.vn hoặc đăng ký các khoá học với thầy cô VUIHOC ngay nhé!
>> Mời các bạn tham khảo thêm:
Link nội dung: https://bitly.vn/ket-bai-tay-tien-an-tuong-ngu-van-lop-12-a13284.html