Soạn bài Tây Tiến | Ngữ văn lớp 12

Cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm được những kiến thức cơ bản và trọng tậm nhất của tác phẩm “Tây tiến” (ngữ văn 12) của nhà thơ Quang Dũng nhé.

Soạn bài Tây Tiến | Ngữ văn lớp 12
Soạn bài Tây Tiến | Ngữ văn lớp 12

Tham khảo thêm:

A. Tìm hiểu về tác giả

- Quang Dũng sinh năm 1921 mất năm 1988, sinh ra và lớn lên tại Hà Nội.

- Ông là nhà thơ tiêu biểu và nổi bật nhất trong thế hệ những nhà thơ miền Bắc của Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến sau cách mạng tháng tám năm 1945.

- Ngoài làm thơ Quang Dũng còn là một họa sĩ, nhạc sĩ tài ba.

Năm 2001, ông nhận được giải thưởng Nhà nước cao quý về văn học và nghệ thuật.

Các tác phẩm nổi bật trong sự nghiệp thơ ca của ông phải kể đến như: Tây Tiến, Đôi bờ, Đôi mắt người Sơn Tây, Linh râu ria, Quán bên đường.

B. Tìm hiểu về tác phẩm Tây tiến

1. Hoàn cảnh ra đời

2. Bố cục

Bố cục bài thơ được chia như sau:

+ Phần 1: Gồm 14 câu thơ đầu: Nỗi nhớ của tác giả về núi rừng Tây Bắc hùng vĩ và đoàn binh Tây Tiến anh hùng.

+ Phần 2: 8 câu thơ tiếp theo: Nhớ lại cảnh đêm vui liên hoan văn nghệ và bức tranh sông nước miền Tây Bắc lung linh hư ảo.

+ Phần 3: 8 câu thơ tiếp theo: Chân dung hình ảnh người lính Tây Tiến hào hùng, gian khổ nhưng vẫn lãng mạn hào hoa, sự hi sinh mất mát.

+ Phần 4: Còn lại: Khái quát lại những ngày trong binh đoàn Tây Tiến và những kỉ niệm không thể nào phai.

3. Thể thơ: Bảy chữ

4. Giá trị nội dung

5. Giá trị nghệ thuật

- Bút pháp lãng mạn, tinh tế, đậm chất hào hùng, bi tráng đã được tác giả thể hiện qua các câu thơ qua đó lột tả những nét độc đáo, đặc biệt của binh đoàn Tây Tiến và Tây Bắc.

- Phép phóng đại, đối lập kết hợp khéo léo với những yếu tố cường điệu; hình ảnh và ngôn từ độc đáo, giàu hình ảnh, giàu trí tưởng tượng, thể hiện một tư tưởng mới lạ mang đậm phong cách riêng của Quang Dũng.

C. Hướng dẫn học bài giải đáp các câu hỏi trong SGK

Soạn bài Tây Tiến - Trả lời các câu hỏi trong SGK Ngữ văn 12 tập 1.

Câu số 1 trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Bài thơ có thể chia làm 4 đoạn như sau:

- Mạch cảm xúc trải dài suốt bài thơ: Mở đầu là nỗi nhớ, tiếp theo đó là kỉ niệm, nỗi nhớ về binh đoàn Tây Tiến và cuối cùng là lời thề gắn bó lòng với Tây Tiến.

Câu số 2 trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Bức tranh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội cũng chính là biểu tượng của chặng đường hành quân đầy gian khổ của người lính:

- Vẻ hoang sơ, dữ dội, ác liệt của núi rừng Tây Bắc được thể hiện rõ bằng thủ pháp nhân hóa, cường điệu nhất là trong câu: “Chiều chiều oai linh thác gầm thét/ Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”.

→ Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ lại càng làm nổi bật vẻ đẹp kiêu hùng, vượt lên mọi khó khăn, những đau thương mất mát của người lính Tây Tiến

- Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hùng dũng được khắc họa trên nền thiên nhiên:

⇒ Vượt lên giữa núi rừng hiểm trở, hình ảnh những người lính Tây Tiến được làm nổi bật lên sự dũng cảm, kiên trung của cả một thế hệ trẻ thời kì kháng chiến.

Câu số 3 trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Những người lính Tây Tiến trong đoạn thơ thứ hai hiện lên với vẻ duyên dáng, mĩ lệ, thanh bình dưới một góc nhìn hào hoa, yêu đời

- Con người và thiên nhiên Tây Bắc trong kí ức của tác giả: vừa đẹp, vừa có hồn lại quyến luyến, tình tứ

Câu 4 trang 90 sgk ngữ văn 12 tập 1

Chân dung, hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên với vẻ đẹp hào hùng, cao đẹp:

-> Những người lính Tây Tiến dù có khó khăn, gian khổ, vất vả nhưng vẫn kiên cường, dũng cảm và trong đó vẫn luôn sự lãng mạn hào hoa.

Câu 5 trang 90 sgk ngữ văn 12 tập 1

Nỗi nhớ về Tây Tiến da diết, khắc khoải và ám ảnh:

⇒ Nỗi nhớ Tây Tiến luôn khắc khoải, tha thiết, sâu lắng trong lòng nhà thơ như một minh chứng về một sức sống mãnh liệt của những kỉ niệm, kí ức trong thời kỳ gian khổ hào hùng.

D. Luyện tập

Bài số 1 Trang 90 sgk ngữ văn 12 tập 1

Trong bài thơ, tác giả sử dụng bút pháp lãng mạn là chủ yếu:

- Thủ pháp phóng đại, đối lập để, cường điệu để tô đậm cái phi thường, gây ấn tượng mạnh và sâu đậm hơn về những cái dữ dội, thơ mộng và tuyệt mĩ

- So sánh với bài thơ Đồng Chí của nhà thơ Chính Hữu:

Bài số 2 Trang 90 sgk ngữ văn 12 tập 1

Hình ảnh chân dung người lính Tây Tiến:

- Họ mang trong mình một vẻ đẹp bi tráng, lãng mạn có sức lôi cuốn với người đọc.

- Qua ngòi bút của Quang Dũng những người lính Tây Tiến hiện lên với vẻ oai phong, dữ dội khác thường.

- Những cái gian khổ, thiếu thốn, vất vả có thể làm hao mòn, tiều tụy đi dáng hình bên ngoài nhưng sức mạnh nội lực từ bên trong mỗi người họ khiến mọi người cảm phục.

→ Trong khó khăn vẫn luôn hướng đến những điều tốt đẹp, lãng mạn.

- Chất bi tráng của những người lính Tây Tiến:

⇒ Hình ảnh người lính Tây Tiến được tác giả miêu tả mang đậm chất bi tráng, hào hùng, chói ngời vẻ đẹp lý tưởng và luôn ẩn hiện dáng dấp của người anh hùng thời đại.

Hi vọng với toàn bộ kiến thức trên, butbi.hocmai.vn đã giúp các bạn không còn cảm thấy khó khăn trong việc soạn và làm bài tập trước khi đến lớp nữa, và cũng sẽ giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc ôn luyện tác phẩm này.

Tham khảo thêm:

Bạn đang tham khảo bài viết “Soạn bài Tây Tiến | Ngữ văn lớp 12″

Link nội dung: https://bitly.vn/soan-bai-tay-tien-ngu-van-lop-12-a13337.html