Chó ngao Tây Tạng - Đặc điểm, nguồn gốc, cách nuôi và huấn luyện

Là giống chó quý và đắt giá, không phải ai cũng có thể đủ tiền để mua được. Vào thời điểm ngao Tây Tạng lên ngôi, giá tiền để sở hữu một chú chó thuần chủng lên tới cả triệu đô la.

1. Nguồn gốc chó ngao Tây Tạng

Bằng chứng xét nghiệm DNA của các nhà nghiên cứu cho chúng ta biết rằng chó ngao có nguồn gốc từ Tây Tạng khoảng 5.000 năm trước.

Trong hàng thiên niên kỷ, chúng là những người bảo vệ hùng mạnh của người dân Tây Tạng trên dãy Himalaya, và người ta cho rằng chúng là tổ tiên của tất cả các loài chó ngao ngày nay.

Chó ngao Tây Tạng hay còn gọi là Ngao Tạng

Trong thế kỷ 15, những nhà thám hiểm đầu tiên đến Tây Tạng đã phát hiện ra loài chó to lớn tại ngôi làng Jhangihe nằm trên dãy núi Himalaya. Khi trở về đã được người dân nơi đây trao tặng những chú chó ngao khổng lồ này như một món quà kỷ niệm. Năm 1820, vua Anh Quốc là George IV đã được trao tặng một chú chó ngao Tây Tạng. Đến năm 1834, vua William IV được tặng một cặp ngao Tây Tạng khác. Vẻ uy nghi dũng mãnh đã rất được giới hoàng gia Anh ưa chuộng và vào năm 1847, con chó đầu tiên từ Tây Tạng đã được nhập khẩu vào Anh và được tặng cho Nữ hoàng Victoria.

Năm 1874, Hoàng tử xứ Wales, người sau này trở thành Vua Edward VII, đã nhập khẩu thêm hai con chó ngao Tây Tạng sang Anh và chúng được trưng bày vào năm 1875 tại Triển lãm Cung điện Alexandra. Dần dần, loài chó to lớn oai vệ này được ưa chuộng khắp châu Âu và lan tỏa ra các nước khác trên thế giới như Mỹ, Canada...

Chính vì xuất hiện từ rất sớm nên chúng có thể được sử dụng để lai tạo ra giống chó ngao khác của Trung Đông và Châu Âu ngày nay.

2. Thông tin về chó ngao Tây Tạng

Ngao Tây Tạng tên tiếng Anh là Tibetan Mastiff là giống chó có bộ Gen cổ xưa nhất trên thế giới hiện nay không bị pha tạp. Được mệnh danh là chúa tể của thảo nguyên và được mô tả là to hơn chó sói, mạnh hơn báo hoa và nhanh hơn hươu nai, ngao Tây Tạng sở hữu dáng vẻ oai vệ mà ít loại chó nào có được.

- Tên khoa học: Canis lupus familiaris.

- Nguồn gốc: Tây Tạng, Nepal, Himalaya.

- Chiều cao: Trên 65cm tính từ chân đến vai.

- Cân nặng: Từ 55kg đến 90kg đối với con đực và 40kg đến 70kg đối với con cái.

- Tuổi thọ trung bình: 12 đến 15 năm.

- Sinh sản: Chó ngao Tây Tạng cũng trưởng thành rất chậm. Con cái từ 3-4 năm mới bắt đầu chu kì sinh sản, còn con đực cũng từ 3-5 năm mới phát dục và có khả năng giao phối.

- Phân loại: Ngao Tây Tạng được phân làm 2 dòng là Do-Khyi và Tsang-Khyi.

Do-Khyi là những chú chó sống trong các ngôi làng hoặc đi theo chủ là những người chăn cừu du mục và đóng vai trò như những người bảo vệ bầy cả chủ và đàn cừu.

Tsang-Khyi lớn hơn, thường được nuôi tại các tu viện để canh giữ và bảo vệ cho các nhà sư Phật giáo Tây Tạng.

Chó ngao Tây Tạng - Đặc điểm, nguồn gốc, cách nuôi và huấn luyện

3. Đặc điểm hình dáng của chó ngao Tây Tạng

Sở hữu ngoại hình to lớn như sư tử, ngao Tây Tạng thực sự là chú chó khiến ai cũng phải sợ hãi với vẻ ngoài hung dữ thế nhưng đây lại là giống chó cực kỳ trung thành duy nhất với 1 chủ.

- Phần thân: Do đặc tính di chuyển và và bảo vệ chủ nhân, bảo vệ gia súc trên cao nguyên rộng lớn nên thân hình của ngao Tây Tạng vô cùng săn chắc và cân đối. Các phần cơ ngực, vai, hông và đùi phát triển tạo thành hình khối bắp thịt ẩn sâu dưới lớp lông dày xù như sư tử. Thân hình to lớn nhưng ngao Tây Tạng không hề ì ạch, chậm chạp chúng được mệnh danh là “sư tử cao nguyên” với khả năng di chuyển nhanh nhạy.

Chó ngao Tây Tạng - Đặc điểm, nguồn gốc, cách nuôi và huấn luyện

- Phần đầu: Đặc điểm nổi bật của giống chó này là đầu và đuôi. Đầu rộng, phẳng và không nếp nhăn, hộp sọ lớn phía sau. Đôi mắt sâu và hình quả hạnh, hơi xếch, mõm to hình trụ, miệng rộng và má hơi xệ tạo vẻ mặt đáng yêu khi còn nhỏ nhưng khi lớn, trông khuôn mặt chúng thật sự giữ tợn.

Chó ngao Tây Tạng - Đặc điểm, nguồn gốc, cách nuôi và huấn luyện

- Phần đuôi: Đuôi to và dài, cuốn thành cuộn tròn vắt trên thăn lưng khi di chuyển. Đứng yên thì đuôi buông thõng xuống.

- Chân: Chó ngao Tây Tạng đứng thẳng trên cổ chân, với bàn chân hình chân mèo nhưng đứng rất chắc chắn.

- Lông: Bộ lông chính là lớp áo bảo vệ chúng khỏi thời tiết lạnh giá vùng cao nguyên, nơi có độ cao hàng nghìn mét so với mặt nước biển. Chó ngao Tây Tạng có bộ lông kép với lớp lông bên ngoài dài, dày, có kết cấu thô không xoăn và lớp lông tơ bên trong nặng, mềm như len giúp giữ ấm cơ thể khi vào mùa lạnh.

Một chiếc bờm hình dáng như bờm sư tử bao phủ cổ và vai. Con đực thường có nhiều lông hơn con cái

4. Chó ngao Tây Tạng có mấy màu

Dựa vào màu sắc lông của ngao Tây Tạng, người ta đếm được có 6 màu bao gồm: Đen, Nâu đen, Nâu, đỏ cam, nâu đen, xám đá.

Chó ngao Tây Tạng - Đặc điểm, nguồn gốc, cách nuôi và huấn luyện

Hình ảnh chó ngao Tây Tạng và đàn con

5. Tính cách của chó ngao Tây Tạng

Luôn gắn bó với chủ là những người du mục chu du khắp các cao nguyên hay là “người bảo vệ” canh giữ tại các ngôi đền, ngao Tây Tạng là chú chó thông minh, nhưng cũng khá lì lợm.

- Trung thành: Ngao Tây Tạng có tính trung thành tuyệt đối, chỉ nghe lời duy nhất một chủ đã nuôi lớn chúng từ lúc còn bé, lớn lên rất khó có thể thuần phục để về với chủ mới. Ngao Tây Tạng trở thành một người giám hộ trung thành của gia đình, nghiệm túc nghe theo mệnh lệnh để hoàn thành công việc, không thân thiện với người lạ. Lịch sử đã ghi nhận trận chiến kinh hoàng giữa ngao Tây Tạng chiến đấu giết chết 37 con sói để bảo vệ chủ nhân của nó.

- Lì lợm và hung dữ: Chúng sẵn sàng lao vào chiến đấu bất kể kẻ thù mạnh đến đâu cũng không hề ngần ngại, chiến đấu đến chết nếu chúng nhận thấy mối nguy hiểm đang cận kề với chủ nhân.

Chó ngao Tây Tạng - Đặc điểm, nguồn gốc, cách nuôi và huấn luyện

- Ương bướng và nghịch ngợm: Với bản tính độc lập, quen thuộc với lối sống hoang dã, ngao Tạng rất khó bảo và thích làm theo ý mình. Đôi khi, chúng quậy phá đồ đạc trong nhà, cắn xé và thích đào bới sân đất nếu không được dạy bảo kỹ càng. Vì vậy, chúng không thích hợp để nuôi nhốt trong căn hộ chung cư như những thú cảnh khác.

- Cảnh giác nhanh nhạy: Chỉ cần có tiếng động nhẹ, chúng rất thính và có thể sửa inh ỏi rất lâu. Tuy có thân hình to lớn nhưng chúng khá nhanh nhạy, lùng sục những thứ mà chúng cho là nguy hiểm để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối.

6. Lý do nên chọn nuôi chó ngao Tây Tạng

Trông giữ nhà rất tốt: Do tập tính nhanh nhạy và cảnh giác đối với mọi sự rình rập xung quanh nên ngao Tạng là chú chó trông nhà rất tốt. Ban đêm chỉ một tiếng động nhẹ cũng làm chúng sủa inh ỏi suốt đêm nếu không có mệnh lệnh.

Tình cảm và thân thiện: Mặc dù rất hung dữ và thiện chiến nhưng giống chó ngao Tây Tạng rất thích quây quần cùng chủ, chúng biết thể hiện cảm xúc, thích chơi đùa và không hay buồn rầu.

Tượng trưng cho sức mạnh: Mệnh danh là “Chúa tể thảo nguyên” với khả năng sánh ngang với các loài thú dữ hoang dã như sư tử, hổ, báo nên ngoài nuôi trông nhà, ngao Tây Tạng còn thể hiện sức mạnh uy nghi, to lớn và bề thế áp vía những kẻ tiểu nhân ranh mãnh.

Chó ngao Tây Tạng - Đặc điểm, nguồn gốc, cách nuôi và huấn luyện

7. Cách nuôi chó ngao Tây Tạng

Ngao Tây Tạng ăn gì?

- Chó ngao Tây Tạng con từ 2 đến 3 tháng tuổi: Cần bốn bát thức ăn khô mỗi ngày và bổ sung nhiều thịt nạc băm nhỏ.

- Ngao Tây Tạng từ 3 đến 6 tháng tuổi: Nên được cho ăn ba bữa mỗi ngày và tăng cường lượng thức ăn giàu protein và canxi từ thịt, nội tạng động vật như gan heo, cổ gà, trứng, rau củ các loại để phát triển khung xương và chiều cao.

- Từ 6 tháng tuổi đến 1 tuổi: Chia bữa ăn thành 2 lần mỗi ngày, bắt đầu tập cho Ngao Tây Tạng ăn đồ tươi sống để nguyên khối, kích thích chúng nhai và cắn xé, gia tăng lực cắn.

Chó ngao Tây Tạng - Đặc điểm, nguồn gốc, cách nuôi và huấn luyện

- Trên 1 tuổi: Cho ăn ít cơm và bổ sung thêm thịt bò tươi, thịt lợn tươi, xương ống, thức ăn khô, trứng vịt lộn, sữa tươi để đảm bảo sự phát triển về thể trạng tốt nhất cho ngao Tây Tạng.

Lưu ý: Khi cho chó ăn xong, không nên để chúng vận động mạnh, cần nghỉ ngơi nhẹ nhàng ít nhất 30 phút để chúng ổn định dạ dày, tiêu hóa bớt thức ăn. Vận động mạnh ngay sau đó sẽ khiến chúng bị đầy bụng, khó tiêu.

Ngao Tây Tạng kiêng ăn gì?

- Không nên cho Ngao Tây Tạng ăn quá nhiều tinh bột, chất béo, cá tanh và đồ ôi thiu.

- Các loại thức ăn cay nóng, đồ ăn mặn, socola, có cồn không cho ăn.

- Không cho ăn các loại xương gia cầm như gà, vịt vì xương chúng nhỏ dễ đâm vào khoang miệng và gây thủng dạ dày.

- Tùy theo độ tuổi mà cho ăn thịt sống nhưng phải cân đối tỉ lệ với thức ăn khô. Khi còn nhỏ, không cho ăn thịt sống vội sẽ làm hỏng hệ tiêu hóa, dễ bị các bệnh tiêu chảy.

- Còn nhỏ dưới 6 tháng tuổi không cho ăn xương cứng làm hại răng.

8. Cách chăm sóc ngao Tây Tạng

Những chú chó ngao Tây Tạng cần một số hoạt động thể chất để chúng có thể giữ dáng, kích thích trí não và duy trì sức khỏe tốt. Hoạt động thể chất hàng ngày giúp ngao Tây Tạng chống lại sự buồn chán, vốn có khả năng dẫn đến hành vi phá hoại như đào bới, cắn xé, nhá đồ gỗ... Chơi đùa với chúng cũng là cách để giảm sự tăng động phá phách của chúng..

- Vận động: Luyện tập các bài tập hoặc chạy nhảy phụ thuộc vào mức độ sức khỏe và độ tuổi của ngao Tây Tạng. Nếu đã trên 1 tuổi, lúc này bộc lộ rõ dần các bản nang hoang dã, chúng không chịu ngồi im mà cần phải chạy nhảy. Nên cho chúng đi dạo và chạy nhảy ít nhất 1 tiếng mới đủ để làm chúng thỏa mãn. Chú ý kiểm soát về phạm vi của chúng và nên đeo rọ mõm.

Chó ngao Tây Tạng - Đặc điểm, nguồn gốc, cách nuôi và huấn luyện

- Môi trường sống: Bộ lông dày của ngao Tây Tạng khiến chúng không thích hợp với cuộc sống trong khí hậu nóng ẩm. Nên bố trí nơi ở thoáng mát, nhiệt độ dưới 33 độ C, tránh nắng nóng liên tục và bổ sung nước uống thường xuyên cho chúng.

- Chăm sóc bộ lông: Chó ngao Tây Tạng rụng ít lông, có thể rụng hoặc không rụng theo mùa, tùy thuộc vào khí hậu nơi nó sinh sống. Chải lông từ một đến ba lần một tuần bằng bàn chải kim loại để loại bỏ lông xơ rụng. Mùa hè nên cắt tỉa cho ngắn bớt, tăng độ thông thoáng để chúng không bị nóng.

Chó ngao Tây Tạng - Đặc điểm, nguồn gốc, cách nuôi và huấn luyện

- Vệ sinh cơ thể: Vì có bộ lông dày nên thường tích tụ bụi bẩn, và bọ rận. Nên tắm thường xuyên từ 1 đến 2 ngày một lần để giữ bộ lông luôn sạch mượt, loại bỏ bọ và nấm vi khuẩn trên da của chúng. Tắm cho chúng xong nên dùng máy sấy khô, chải lông mượt theo nếp để không bị rối và dùng bông vệ sinh lỗ tai, kẽ chân móng để loại bỏ chất bẩn và ký sinh trùng.

- Chải răng và cắt móng: Chải răng cho chó ngao Tây Tạng hàng ngày để loại bỏ phần xương nếu mắc phải, thịt ở kẽ răng và tránh cho bị vôi răng tích tụ và vi khuẩn làm hại răng.

Cắt tỉa móng chân một hoặc hai lần một tháng. Nếu bạn có thể nghe thấy tiếng quẹt trên sàn thì chúng quá dài có thể làm xước da, xước sàn nhà và đâm thủng các đồ vật.

Lưu ý: Nên thực hiện công việc chăm sóc chó ngao Tây Tạng thường xuyên từ lúc còn nhỏ để chúng quen dần, khi lớn sẽ không vùng vẫy khó chịu khi ta chăm nó.

9. Các loại bệnh thường gặp ở chó ngao Tây Tạng

Chó ngao Tây Tạng nói chung là giống chó khỏe mạnh, đề kháng tốt nhưng giống như tất cả các giống chó khác, chúng vẫn có thể mắc phải một số loại bệnh mà ta cần chú ý.

- Chứng loạn sản xương hông (CHD): Đây là một tình trạng di truyền, trong đó xương đùi không vừa khít với khớp háng, cuối cùng gây ra chứng khập khiễng hoặc viêm khớp.

- Chứng loạn sản khuỷu tay: Đây là một tình trạng di truyền phổ biến đối với những con chó có kích thước lớn. Nguyên nhân được cho là do tốc độ phát triển khác nhau của ba xương tạo nên khuỷu tay của chó, gây ra tình trạng lỏng lẻo khớp. Điều này có thể dẫn đến đau đớn què quặt. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề, bác sĩ thú y có thể đề nghị phẫu thuật, quản lý cân nặng hoặc dùng thuốc để kiểm soát cơn đau.

- Bệnh thần kinh mất năng lượng do di truyền Canine (CIDN): Đây là một tình trạng di truyền được tìm thấy ở chó ngao Tây Tạng khi chúng được sáu tuần tuổi. Tình trạng này ảnh hưởng đến hệ thần kinh và gây ra yếu ở chân phía sau, cuối cùng tiến triển thành liệt hoàn toàn. Không có phương pháp điều trị nào, nhưng việc lai tạo chọn lọc đã làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh CIDN.

10. Mua chó ngao Tây Tạng cần lưu ý gì

Nếu bạn mua một con chó ngao con, hãy tìm trang trại lai tạo tốt hoặc người bán hàng uy tín lâu năm, họ sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin rõ ràng về sức khỏe cho cả bố và mẹ của con chó con của bạn mua. Giấy chứng nhận sức khỏe chứng minh rằng một con chó đã được kiểm tra và hoàn toàn không có bệnh tật.

Đối với chó ngao Tây Tạng, giấy chứng nhận sức khỏe về xương khớp và chỉnh hình đối với hông, khuỷu tay và tuyến giáp.

Vì một số vấn đề về sức khỏe không xuất hiện cho đến khi chó trưởng thành hoàn toàn, nên chó dưới hai tuổi không được cấp giấy chứng nhận sức khỏe.

Trước khi mua, bạn hãy tham khảo trước về tính cách của chúng, cách huấn luyện, đồ ăn dành cho chúng.

11. Huấn luyện chó Ngao Tây Tạng

Để huấn luyện thuần thục và tuân lệnh chủ nhân, bạn nên mua chúng về từ lúc còn nhỏ khoảng 2 đến 3 tháng tuổi để dễ dạy bảo để chúng trở thành người bạn đồng hành và người bảo vệ tuyệt vời cho cả gia đình.

Bắt đầu huấn luyện ngay từ ngày bạn mang chó ngao Tây Tạng về nhà. Chúng thông minh và học hỏi nhanh chóng, nhưng bản tính độc lập và bướng bỉnh của chúng khiến bạn phải mất một thời gian để thuần phục chúng.

Hãy kiên nhẫn khi dạy dỗ chúng, khi làm tốt nhiệm vụ mà bạn giao hãy thưởng và khen ngợi chúng.

Thường xuyên chơi đùa cùng chúng mỗi ngày, hoặc có không gian riêng để chúng hoạt động tránh sự buồn chán khiến chúng phá phách đồ đạc.

12. Giá chó ngao Tây Tạng bao nhiêu tiền

Tại Việt Nam, ngao Tây Tạng con từ 2 tháng tuổi là thời điểm hợp lý để mua và chúng có giá từ 20 đến 30 triệu đồng. Đối với các chú chó ngao từ 2 tuổi trở lên thì chúng đắt hơn nhiều, giá giao động từ 30 đến 50 triệu đồng.

Ngao Tây Tạng được nhập từ Châu Âu (Ý, Anh, Pháp), hay Châu Mỹ có chất lượng con giống tốt, độ thuần chủng, đầy đủ giấy tờ nhập khẩu và giấy chứng nhận sức khỏe, gia phả đời bố mẹ thì đều có mức giá cực kỳ đắt đỏ. Giá cho một chú chó vào khoảng 8.000 - 12.000 USD.

Ngao Tây Tạng thuần chủng, khỏe mạnh, dáng đẹp nhập khẩu chính gốc từ Tây Tạng có giá đắt nhất lên tới hàng trăm triệu đồng, thậm chí hàng tỷ đồng một con.

Link nội dung: https://bitly.vn/cho-ngao-tay-tang-dac-diem-nguon-goc-cach-nuoi-va-huan-luyen-a13362.html