Tay chân miệng ở trẻ: Nguyên nhân và cách nhận biết

Hiện nay, bệnh tay chân miệng ở trẻ vẫn chưa có thuốc đặc trị và vacxin phòng ngừa. Bệnh nếu không được phát hiện, theo dõi và điều trị đúng cách, kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi dẫn đến tử vong,…

Tay chân miệng ở trẻ: Nguyên nhân và cách nhận biết

Tay chân miệng ở trẻ em là gì?

Tay chân miệng (Hand, Foot, Mouth Disease - HFMD) là một bệnh nhiễm virus cấp gây ra các vết phồng rộp ở miệng, cổ họng, bàn tay và bàn chân của người bệnh. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi và dễ bùng phát thành dịch tại các khu vực nhiều trẻ em như nhà giữ trẻ, trường học,… Tay chân miệng ở trẻ có thể xảy ra quanh năm và có xu hướng tăng nhanh vào khoảng từ tháng 3 - 5 và từ tháng 9 - 12. (1)

Theo thống kê từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, từ khoảng tháng 1 đến tháng 10/2022 thành phố đã ghi nhận 14.738 bệnh nhân mắc tay chân miệng. Đặc biệt, từ ngày 19 - 25/9/2022, số ca mắc mới được ghi nhận là 488, tăng 16,7% so với trung bình 4 tuần trước.

Bên cạnh đó, từ ngày 15 - 28/9/2022 tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), bệnh viện đã tiếp nhận 688 ca điều trị ngoại trú bệnh tay chân miệng và 39 ca nội trú.

Nguyên nhân trẻ bị tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng ở trẻ được gây ra bởi các loại virus thuộc loài A-human enteroviruses (HEVA), chi Enterovirus, họ Picornaviridae. Trong đó, những tác nhân gây bệnh thường gặp nhất là Coxsackievirus (CV) A10, A14, -A16 và Enterovirus (HEV) 71.

Mặc dù trẻ mắc bệnh do HEV ít gặp hơn CV nhưng bệnh thường nguy hiểm hơn và liên quan đến các biến chứng nghiêm trọng. Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, đa số các trường hợp bệnh nhân tử vong do bệnh tay chân miệng là do enterovirus 71. Nhóm tuổi tử vong phổ biến là trẻ dưới 3 tuổi (chiếm 75% - 86% tổng số ca tử vong do bệnh tay chân miệng ở trẻ)

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng ở trẻ:

Tay chân miệng ở trẻ: Nguyên nhân và cách nhận biết
Bệnh tay chân miệng ở trẻ được gây ra bởi virus.

Cách nhận biết chân tay miệng ở trẻ em

Khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng, trẻ sẽ lần lượt có biểu hiện mệt mỏi, sốt và phát ban. Tuy nhiên, những nốt ban ở trẻ sẽ tùy thuộc vào loại virus gây bệnh, có thể có các hình thái:

Các triệu chứng của bệnh thường sẽ xuất hiện trong khoảng từ 3 - 7 ngày sau khi trẻ bị nhiễm bệnh và sẽ kéo dài từ 7 - 10 ngày. Các vết ban, mụn nước do bệnh tay chân miệng thường không đau, không có cảm giác ngứa.

Lưu ý, nếu trẻ đang bị bệnh chàm nhiễm virus gây bệnh tay chân miệng, bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn và làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn ở trẻ.

Tay chân miệng ở trẻ: Nguyên nhân và cách nhận biết
Trẻ xuất hiện các nốt ban ở tay, chân, miệng

Tay chân miệng có lây không?

Bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan từ người này sang từ khác. Virus gây bệnh có thể được phát tán ra bên ngoài trước khi các triệu chứng của bệnh xuất hiện cho đến khi bệnh được chữa khỏi.

1. Lây như thế nào?

Hình thức lây lan chính của bệnh tay chân miệng là thông qua tiếp xúc với các chất lỏng trong mụn nước hoặc các giọt bắn có chứa virus gây bệnh được phát tán ra ngoài khi bệnh nhân ho, hắt hơi hay nói chuyện. Ngoài ra, trẻ có thể nhiễm virus tay chân miệng khi tiếp xúc với bề mặt còn chứa virus, thực phẩm đã nhiễm virus hay phân của người bệnh.

Do đó, khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng, bố mẹ cần thông báo cho giáo viên và cho trẻ ngừng đến trường cho đến khi trẻ khỏi bệnh hoàn toàn, tất cả các mụn nước đã khô lại.

2. Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có thể bị tái nhiễm nhiều lần không?

Trẻ đã từng mắc bệnh tay chân miệng vẫn có nguy cơ bị tái nhiễm nhiều lần, vì căn nguyên của bệnh có thể gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau. Khi trẻ mắc bệnh, cơ thể sẽ chỉ sản sinh ra một loại kháng thể để miễn dịch với loại virus đã mắc trước đó nên khi trẻ nhiễm một loại virus gây bệnh khác, trẻ vẫn có thể bị tái nhiễm.

Trẻ em khi nhiễm virus tay chân miệng dù có triệu chứng lâm sàng hay không có triệu chứng lâm sàng thì người bệnh ít nhiều vẫn có kháng thể chống lại virus. Tuy nhiên lượng kháng thể không nhiều và không bền vững theo thời gian nên không đủ để bảo vệ trẻ khi có tiếp xúc với nguồn lây.

Điều trị tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh tay chân miệng ở trẻ do virus gây ra nên thuốc kháng sinh sẽ không được sử dụng trong điều trị bệnh này. Nguyên tắc điều trị cơ bản của bệnh này là điều trị các triệu chứng do bệnh gây ra, gồm:

Tay chân miệng ở trẻ: Nguyên nhân và cách nhận biết
Khi trẻ có các biểu hiện bệnh, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và hướng dẫn điều trị đúng cách.

Khi nào nên đưa trẻ đến trung tâm y tế?

Khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng, bố mẹ lưu ý đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất ngay khi trẻ có các biểu hiện sau:

>> Có thể bạn chưa biết: 4 cấp độ tay chân miệng phổ biến vô cùng nguy hiểm

Cách phòng ngừa tay chân miệng cho trẻ nhỏ

Để giảm nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng ở trẻ, bố mẹ cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ, gồm:

Tay chân miệng ở trẻ: Nguyên nhân và cách nhận biết
Thói quen rửa tay thường xuyên sẽ giúp trẻ giảm nguy cơ mắc bệnh.

>> Xem thêm: Trẻ bị tay chân miệng sốt mấy ngày thì khỏi? Bao lâu thì khỏe?

Chăm sóc trẻ bị chân tay miệng hiệu quả

Bệnh tay chân miệng ở trẻ rất hiếm khi xuất hiện các biến chứng nặng và thường sẽ tự khỏi nếu trẻ được chăm sóc đúng cách. Dưới đây là một số chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà đúng cách:

Để biết thêm thông tin về sự phát triển và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ khoa Nhi, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:

Bệnh tay chân miệng ở trẻ là có khả năng lây lan nhanh chóng, dễ bùng phát thành dịch nến không có biện pháp phòng ngừa phù hợp. Do đó, bố mẹ cần chủ động phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ, đồng thời, trang bị những kiến thức cần thiết để nhận biết và chăm sóc đúng cách cho trẻ khi trẻ mắc bệnh.

Link nội dung: https://bitly.vn/tay-chan-mieng-o-tre-nguyen-nhan-va-cach-nhan-biet-a13375.html