Nốt ruồi là kết quả của việc tế bào sắc tố tăng sinh tại chỗ. Nó có thể là chấm màu nâu, đỏ hoặc đen trên da, gồm hai loại là bẩm sinh và xuất hiện sau sinh. Về cơ bản, có thể phân nốt ruồi thành các nhóm:
Sự khác nhau giữa nốt ruồi lành và ác tính
- Phẳng, dẹt liền da và chỉ khác về màu sắc.
- Dày và nhô cao hơn so với bề mặt da.
- Phần giữa nhô cao hơn da và xung quanh là vùng sắc tố phẳng.
Đại đa số nốt ruồi trên da là lành tính, có một số nốt ruồi là dấu hiệu tiềm ẩn của bệnh ung thư hắc tố tế bào da và thường là nốt ruồi xuất hiện sau sinh. Bệnh lý này tuy chỉ chiếm khoảng 1% trong tất cả các loại ung thư da nhưng hầu hết các trường hợp tử vong vì ung thư da đều xuất phát từ đây.
Ban đầu, ung thư hắc tố có thể giống một nốt ruồi lành tính và vô hại nhưng dần dần nó sẽ rối loạn cấu trúc rồi tăng về kích thước. Bệnh có nguy cơ cao ở những người nhiều nốt ruồi, nhất là trường hợp có trên 100 nốt ruồi khắp cơ thể.
Các dấu hiệu cảnh báo nốt ruồi tiến triển ung thư gồm:
- Không cân xứng với nhau.
- Ranh giới của nốt ruồi khó xác định.
- Bất thường về màu sắc.
- Có kích thước trên 6mm.
- Nốt ruồi tiến triển theo chiều hướng thay đổi về kích thước, hình dạng và màu sắc.
Có những nốt ruồi có kích thước lớn hơn mức trung bình và không đều về hình dạng. Đây là loại nốt ruồi có xu hướng không đều màu, phần trung tâm thường sẫm màu còn phần cạnh màu nhạt hơn. Dạng nốt ruồi này có khả năng tiến triển ác tính cao hơn bình thường. Thực tế cho thấy người có hơn 10 nốt ruồi kiểu này có nguy cơ phát triển thành nốt ruồi ác tính cao hơn bình thường gấp 12 lần. Vì thế, khi phát hiện bất cứ bất thường nào trên nốt ruồi thì cần tới gặp bác sĩ da liễu để đánh giá về nguy cơ ung thư da.
Để tẩy nốt ruồi an toàn và hiệu quả cần có sự thăm khám và tư vấn của bác sĩ da liễu
Để phòng ngừa nguy cơ bị nốt ruồi ác tính cần đặc biệt chú ý ở vùng da thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, các biện pháp sau cũng sẽ hạn chế nốt ruồi xuất hiện:
- Tránh đi ra ngoài trời nắng vào khung giờ 8 giờ sáng - 4 giờ chiều.
- Dùng kem chống nắng phổ rộng trên khắp bề mặt da, độ SPF của kem chống nắng tối thiểu là 30+.
- Khi đi ra ngoài cần che chắn da cẩn thận bằng các loại trang phục chống nắng, kính mát, mũ/nón vành rộng,...
Sở dĩ nốt ruồi hình thành là do quá trình tăng sắc tố trên da khi có sự tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên. Một số nốt ruồi là bẩm sinh do hình thành từ giai đoạn bào thai hoặc giai đoạn sơ sinh nhưng là chấm rất nhỏ rồi tăng lên về kích thước và có sự thay đổi về màu sắc. Vì thế, dù tẩy nốt ruồi theo cách nào thì cũng cần loại bỏ được hắc tố trên da.
Hầu hết các trường hợp tẩy nốt ruồi xuất phát từ nhu cầu cá nhân do nốt ruồi tồn tại ở những vị trí không mong muốn gây ảnh hưởng đến phong thủy, thẩm mỹ,... Ngoài ra, cũng có trường hợp được bác sĩ chỉ định tẩy nốt ruồi để điều trị khi đánh giá nó có khả năng phát triển ác tính.
Những biện pháp tẩy nốt ruồi đang được áp dụng ở hầu hết các cơ sở y tế hiện nay là:
- Dùng tia laser: giúp cho mô của nốt ruồi nhanh chóng bị “bốc hơi” đồng thời loại bỏ tế bào sắc tố ở thượng bì và tiêu diệt sắc tố sâu bên dưới da.
Tẩy nốt ruồi bằng laser được nhiều người áp dụng bởi tính an toàn cao
- Đốt điện: dòng điện làm cho mô nốt ruồi bị phá hủy nhưng cũng dễ khiến cho vùng da lành lân cận chịu tổn thương.
- Chấm hóa chất: chỉ thực hiện để tẩy nốt ruồi lành tính nông và có kích thước nhỏ. Tuy nhiên, việc dùng hóa chất có thể để lại sẹo lồi hoặc lõm vì khả năng ăn mòn cao. Ngoài ra, phương pháp này cũng có thể làm bỏng da.
- Tiểu phẫu: phù hợp với nốt ruồi nổi gồ hẳn lên trên da, kích thước lớn và sẫm màu hoặc bám sâu vào bên dưới da. Trước khi tiến hành tiểu phẫu bác sĩ sẽ xét nghiệm để xem nốt ruồi có phải là ác tính không. Tùy thuộc vào kích thước, tình trạng và vị trí của nốt ruồi mà độ sâu của vết rạch sẽ khác nhau.
Dù áp dụng cách tẩy nốt ruồi nào trên đây thì việc chăm sóc da sau điều trị cũng cần thận trọng bởi nếu sai cách rất dễ gây nhiễm trùng hoặc biến chứng sẹo lõm/ lồi,...
- Vệ sinh vùng da đã tẩy nốt ruồi: chỉ nên dùng nước muối sinh lý hoặc betadin để rửa khi thay băng. Tuyệt đối không dùng oxy già vì nó tác động xấu đến tốc độ liền của vết thương.
- Chỉ dùng thuốc bôi sau khi vết thương do tẩy nốt ruồi đã lành và phải có chỉ định từ bác sĩ.
- Việc ăn uống cần thận trọng để tránh những thực phẩm làm tăng khả năng hình thành sẹo lồi cũng như nguy cơ kích ứng gây ngứa da ở vết thương đã điều trị.
- Không nên gãi hay chà xát mạnh vào vết thương.
- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc vết thương với mỹ phẩm và ánh nắng mặt trời cho đến khi lành hẳn.
Những chia sẻ trên đây hy vọng sẽ giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của việc nhận biết nốt ruồi ác tính trước khi tẩy. Để tránh những hệ lụy không tốt cho sức khỏe, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn phương pháp tẩy nốt ruồi phù hợp và an toàn. Nếu cần tìm hiểu kỹ hơn về những biện pháp này, bạn cũng có thể liên hệ 1900 56 56 56 để được Tổng đài viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chia sẻ thông tin cần thiết.
Link nội dung: https://bitly.vn/neu-ban-dang-co-y-dinh-tay-not-ruoi-thi-nen-biet-dieu-nay-a13389.html