Dâu tây (Fragaria ananassa) có nguồn gốc ở châu Âu với sự lai tạo của hai loài dâu tây hoang dã từ Bắc Mỹ và Chile. Dâu tây thường có màu đỏ tươi, mọng nước và có vị ngọt.
Dâu tây được trồng ở vùng khí hậu ôn đới trên khắp Nam Mỹ, Bắc Mỹ, Châu Á và Châu Âu và là một trong những loại quả mọng phổ biến nhất trên thế giới. Tháng 6 thường là thời điểm tốt nhất để thu hoạch dâu tây.[1]
Dâu tây có thể được ăn trực tiếp khi còn tươi hoặc có thể được sử dụng trong nhiều loại mứt, thạch và món tráng miệng.
Dâu tây là một trong những loại quả mọng phổ biến nhất trên thế giới
Dâu tây chứa chủ yếu là nước (91%) và carbohydrate (7,7%). Trong khoảng 100 gam dâu tây tươi có thể chứa:[2]
Ngoài vitamin và khoáng chất, dâu tây còn rất giàu hợp chất thực vật phytochemical giúp tăng cường sức khỏe và nhiều loại flavonoid như anthocyanin, quercetin, kaempferol và catechin.[3]
Dâu tây chứa chủ yếu là nước (91%) và carbohydrate (7,7%)
Dâu tây có lượng calo và đường thấp hơn các loại trái cây khác như táo, chuối. Tuy nhiên, chúng lại cung cấp nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất như mangan và kali dồi dào.
Hơn nữa, dâu tây cung cấp hàm lượng chất chống oxy hóa polyphenol cho cơ thể và là một trong số 20 loại trái cây có chất chống oxy hóa cao hàng đầu, hạn chế các gốc tự do và stress oxy hóa, mang lại nhiều lợi cho sức khỏe.[1]
Dâu tây giàu canxi, sắt, kali, folate và magiê, cùng với anthocyanin - chất chống oxy hóa hữu ích. Đây là những hợp chất thực vật tốt cho sức khỏe, giúp dâu tây có màu đỏ.
Dâu tây có chất chống oxy hóa cao hàng đầu, mang lại nhiều lợi cho sức khỏe
Hàm lượng vitamin C dồi dào và hợp chất chống oxy hóa polyphenol trong dâu tây giúp bảo vệ các tế bào và mô trong cơ thể. Từ đó, tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng, phòng chống được nhiều bệnh viêm nhiễm.
Hàm lượng vitamin C và polyphenol trong dâu tây giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng
Dâu tây có thể giúp bảo vệ tim mạch nhờ hàm lượng anthocyanin và quercetin. Một nghiên cứu năm 2019 báo cáo rằng anthocyanin có thể làm giảm sự khởi phát hoặc tiến triển của nhiều bệnh tim mạch và giảm nguy cơ đau tim.[4]
Ngoài ra, quercetin trong một nghiên cứu năm 2016 cũng được cho rằng có đặc tính chống viêm, làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.[5]
Lượng kali được bổ sung từ dâu tây cũng có thể giúp giảm huyết áp, hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
Dâu tây là một loại quả mọng có thể mang lại nhiều hiệu quả cho sức khỏe tổng thể và sức khỏe tim mạch như:[6]
Dâu tây có thể mang lại nhiều hiệu quả cho sức khỏe tổng thể và tim mạch
Các polyphenol trong dâu tây có thể giúp cải thiện độ nhạy insulin ở người lớn không mắc bệnh tiểu đường.
Đồng thời, dâu tây còn có thể làm chậm quá trình tiêu hóa glucose, giảm mức tăng đột biến cả glucose và insulin sau bữa ăn.[6]
Do đó, dâu tây đặc biệt hữu ích trong việc ngăn ngừa hội chứng chuyển hóa và bệnh tiểu đường loại 2.
Dâu tây hữu ích trong việc ngăn ngừa hội chứng chuyển hóa và bệnh tiểu đường loại 2
Dâu tây chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao và đã được chứng minh là có tác dụng chống tăng sinh, ức chế sự hình thành khối u ở động vật bị ung thư miệng và tế bào ung thư gan ở người.[7][8]
Ngoài ra, chiết xuất dâu tây chứa axit ellagic và ellagitannin có hiệu quả trong việc ức chế sự tăng sinh tế bào và ngăn ngừa ung thư.[9]
Theo một đánh giá năm 2016 cũng cho thấy rằng các hợp chất dinh dưỡng trong dâu tây và các loại quả mọng khác có thể giúp bảo vệ chống lại một số bệnh ung thư như ung thư đường tiêu hóa, ung thư vú, ung thư phổi, tuyến tiền liệt, gan và tuyến tụy.[10]
Chiết xuất dâu tây có hiệu quả trong việc ức chế sự tăng sinh tế bào và ngăn ngừa ung thư
Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy việc sử dụng kết hợp dâu tây và coenzyme Q10 tại chỗ mang lại tác dụng bảo vệ làn da khỏi bức xạ tia cực tím UVA có hại. Từ đó nhận định việc sử dụng các công thức có nguồn gốc từ dâu tây như một công cụ cải tiến, tự nhiên và hữu ích để ngăn ngừa các bệnh về da do tiếp xúc với tia UVA.[11]
Hơn nữa, các chất chống oxy hóa trong dâu tây có tác dụng chống viêm, đồng thời giúp ngăn ngừa tổn thương và bảo vệ làn da.
Các chất chống oxy hóa trong dâu tây giúp ngăn ngừa tổn thương và bảo vệ làn da khỏi tia cực tím có hại
Trong một nghiên cứu năm 2017 cho rằng bổ sung dâu tây trong 12 tuần có thể làm giảm các yếu tố gây viêm, giúp giảm đau, viêm, phù nề trong viêm khớp. Từ đó, dâu tây cũng được xem như lựa chọn điều trị bổ sung trong kiểm soát cơn đau cũng có thể làm giảm các dấu hiệu ở viêm khớp gối.[12]
Bổ sung dâu tây làm giảm các yếu tố gây viêm, giúp giảm đau, phù nề trong viêm khớp
Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như dâu tây có thể giúp cơ thể đi tiêu đều đặn, giảm tình trạng táo bón. Dâu tây còn là nguồn giàu polyphenol, chất xơ đều có đặc tính prebiotic - cung cấp nguồn nhiên liệu giúp cơ thể nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột.
Ngoài ra, dâu tây có chứa lượng lớn anthocyanin có tác dụng cải thiện sức khỏe đường ruột bằng cách tăng sản xuất axit béo chuỗi ngắn, giảm độ pH và tính thấm của ruột.[1]
Chất xơ trong dâu tây giúp cơ thể giảm tình trạng táo bón thường xuyên
Nghiên cứu cho thấy những người ăn trái cây giàu chất chống oxy hóa như dâu tây, quả việt quất có thể làm giảm tốc độ thoái hóa của não bộ, ít có khả năng mắc bệnh Alzheimer và sa sút trí tuệ.
Các nhà khoa học cũng cho rằng tác dụng chống viêm của dâu tây cũng đóng một vai trò lớn trong việc bảo vệ và tăng cường chức năng của não.[1]
Tác dụng chống viêm của dâu tây giúp bảo vệ và tăng cường chức năng của não
Một phân tích tổng hợp năm 2016 đã phát hiện rằng flavonoid trong chế độ ăn uống có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ ở mức độ vừa phải và dây tây cũng là một thực phẩm chứa nhiều flavonoid.[13]
Flavonoid trong dâu tây có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ ở mức độ vừa phải
Dâu tây có chỉ số đường huyết (GI) thấp, do đó giúp điều hòa lượng đường trong máu. Các nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều thực phẩm có chỉ số GI thấp có thể có lợi cho việc kiểm soát cân nặng và giảm tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến béo phì.[14]
Chế độ ăn nhiều thực phẩm có chỉ số GI thấp như dâu tây có thể kiểm soát cân nặng
Dâu tây chứa đến 91% là nước nên khi tiêu thụ có thể thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa đều đặn. Đồng thời, chất xơ trong dâu tây cũng có thể giúp duy trì nhu động ruột, thúc đẩy chuyển động của phân qua đường ruột và ngăn ngừa táo bón.
Dâu tây chứa đến 91% là nước nên có thể thúc đẩy tiêu hóa, giảm táo bón
Dâu tây thường được bày bán ở dạng trái tươi, đông lạnh, đông khô hoặc ở dạng thạch và mứt. Bạn có thể thêm dâu tây vào chế độ ăn tại nhà của mình bằng các cách sau:
Bạn có thể thêm dâu tây vào chế độ ăn của mình bằng nhiều cách khác nhau
Bạn nên cân nhắc tiêu thụ khoảng 8 quả dâu tây cỡ vừa mỗi ngày để có thể đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn quá nhiều dâu tây, chứa đường và chất xơ, có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa như đầy hơi, đau dạ dày, tiêu chảy,...
Hơn nữa, dâu tây cũng có thể chứa dư lượng lớn thuốc trừ sâu. Vì thế, bạn nên mua dâu tây hữu cơ để giúp giảm nguy cơ tiếp xúc với thuốc trừ sâu trong quá trình sử dụng.[15]
Bạn có thể tiêu thụ khoảng 8 quả dâu tây cỡ vừa mỗi ngày để đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
Mặc dù dâu tây mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng có một số đối tượng không nên ăn dâu tây như:[16]
Những người mắc bệnh tuyến giáp không nên ăn dâu tây
Dâu tây thường được hấp thu tốt nhưng tác dụng phụ dị ứng vẫn có thể xảy ra, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
Dâu tây chứa protein có thể gây dị ứng ở những người nhạy cảm với phấn hoa bạch dương hoặc táo. Điều này được gọi là hội chứng dị ứng miệng hoặc hội chứng dị ứng thực phẩm phấn hoa. Các triệu chứng có thể xảy ra như:[6]
Nổi mề đay là một triệu chứng có thể xảy ra khi dị ứng dâu tây
Bạn nên lựa chọn những quả dâu tây có kích thước vừa phải, căng mọng và có màu đỏ đậm. Dâu tây màu đỏ chín hơn quả màu hồng hoặc màu xanh lục và chứa hàm lượng đường cao hơn, giảm độ axit.
Bạn nên chọn những quả dâu tây kích thước vừa, căng mọng và có màu đỏ đậm
Sau khi mua về, bạn nên rửa dưới vòi nước, loại bỏ phần bị dập hoặc bầm để giảm bớt lượng thuốc trừ sâu có trên dâu tây. Dùng khăn giấy thấm khô, đựng ở hộp kín có lót giấy giúp hấp thụ độ ẩm dư thừa và bảo quản được trong tủ lạnh khoảng 1 tuần.
Khi tiêu thụ dâu tây, bạn cũng nên lưu ý:
Bạn nên rửa dâu tây trước khi sử dụng để loại bỏ bớt lượng thuốc trừ sâu
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc thêm những thông tin bổ ích về dâu tây cũng như tác dụng có lợi mà dâu tây mang lại cho cơ thể. Chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích bạn nhé!
Link nội dung: https://bitly.vn/11-tac-dung-cua-dau-tay-voi-suc-khoe-ban-nen-biet-a13437.html