10 dấu hiệu sa tử cung và cách phòng ngừa bạn cần biết

Bệnh sa tử cung gây ra nhiều vấn đề cho vùng chậu của chị em phụ nữ. Căn bệnh này thường khiến chị em cảm thấy không thoải mái trong việc đứng, ngồi, đi vệ sinh, thậm chí là gây bất lợi cho “chuyện ấy”. Điều đáng lưu ý là trong giai đoạn đầu, nhiều phụ nữ không có dấu hiệu sa tử cung nên bệnh thường chỉ phát hiện khi tình trạng đã ở mức độ nặng hơn.

Thế nhưng, nếu tình trạng sa tử cung được phát hiện càng muộn thì nguy cơ bạn phải cắt bỏ tử cung càng cao. Đó là lý do mà việc phòng ngừa sa tử cung luôn quan trọng hơn việc điều trị. Bài viết sau của Hello Bacsi sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về tình trạng sa tử cung và cung cấp những lời khuyên phòng bệnh hiệu quả.

Bệnh sa tử cung là gì? Các mức độ sa tử cung

Sa tử cung xảy ra khi các cơ và mô trong xương chậu của bạn yếu đi và không thể nâng đỡ sức nặng của tử cung. Từ đó khiến cho tử cung sa xuống âm đạo, thậm chí là dịch chuyển ra khỏi cửa âm đạo của bạn. Do đó, các chị em chỉ nhau cách nhận biết sa tử cung bằng tay dựa vào độ sa của tử cung trong âm đạo. Các mức độ sa tử cung được mô tả qua từng giai đoạn, bao gồm:

Nguy cơ bị sa tử cung tăng lên khi phụ nữ ngày càng lớn tuổi và nồng độ estrogen bị suy giảm. Cụ thể hơn, các yếu tố làm tăng nguy cơ sa tử cung thường bao gồm sinh con nhiều lần qua ngả âm đạo, béo phì, ho mãn tính, táo bón mãn tính hoặc phụ nữ ở tuổi mãn kinh.

“Điểm danh” 10 dấu hiệu sa tử cung bạn cần biết

10 dấu hiệu sa tử cung và cách phòng ngừa bạn cần biết

Nếu bị sa tử cung ở mức độ nhẹ, bạn sẽ không nhận thấy các triệu chứng biểu hiện. Trường hợp bệnh ở mức độ nặng hơn, bạn có thể phát hiện một số dấu hiệu sa tử cung như:

  1. Rò rỉ nước tiểu.
  2. Không thể làm trống bàng quang hoàn toàn khi đi tiểu.
  3. Cảm giác vùng xương chậu nặng nề hoặc như bị lấp đầy.
  4. Cảm giác bên trong âm đạo bị phồng lên.
  5. Đau thắt lưng.
  6. Đau hoặc cảm thấy áp lực ở bụng dưới và vùng xương chậu của bạn.
  7. Táo bón, đi ngoài gặp khó khăn.
  8. Chảy máu âm đạo bất thường.
  9. Cảm thấy đau đớn khi quan hệ tình dục.
  10. Tử cung bị sa có thể khiến bạn cảm thấy như đang ngồi trên một quả bóng nhỏ.

Sa tử cung được điều trị như thế nào?

10 dấu hiệu sa tử cung và cách phòng ngừa bạn cần biết

Nếu tình trạng sa tử cung ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt, cách tốt nhất là chị em nên đi khám càng sớm càng tốt. Tùy thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Nếu bạn chỉ bị sa tử cung ở mức độ nhẹ thì các phương pháp điều trị không cần phẫu thuật sẽ hữu ích hơn, bao gồm:

Ngược lại, nếu bạn bị sa tử cung ở mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ đề xuất thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tử cung. Mặc dù phương pháp này luôn hiệu quả trong việc xử lý tình trạng sa tử cung nhưng chỉ phù hợp với phụ nữ đã sinh đủ số con mong muốn.

Bạn có thể phòng ngừa sa tử cung không?

Sa tử cung là căn bệnh có thể phòng ngừa. Vì vậy, nếu được bác sĩ sản phụ khoa cảnh báo có nguy cơ bị sa tử cung, bạn nên áp dụng những biện pháp sau để giảm nguy cơ mắc bệnh:

Ngoài ra, nếu có dấu hiệu sa tử cung thì trong sinh hoạt thường ngày, bạn cần tránh khiêng vác đồ vật nặng, bỏ thuốc lá nếu bạn hút thuốc và cần tìm cách điều trị những căn bệnh bạn đang mắc có thể gây áp lực cho vùng chậu, chẳng hạn như ho mãn tính, táo bón mãn tính…

[embed-health-tool-ovulation]

Link nội dung: https://bitly.vn/10-dau-hieu-sa-tu-cung-va-cach-phong-ngua-ban-can-biet-a13450.html