Cách trị mụn nước ở tay bằng muối nhanh chóng, an toàn, hiệu quả
Trị mụn nước ở tay bằng muối phát huy tác dụng tốt trong nhiều trường hợp. Cách làm này khá đơn giản, dễ thực hiện, không tốn kém nhiều chi phí và kết quả thì rất khả quan.
Nguyên nhân gây mụn nước ở tay
Mụn nước là hiện tượng xuất hiện những nốt nhỏ chứa đầy dịch lỏng trên bề mặt da của bạn đi kèm cảm giác ngứa ngáy, bỏng rát. Chúng thường có đường kính bé hơn 0,5cm. Chất dịch bên trong có thể là huyết thanh, mủ hoặc máu tùy trường hợp.
Mụn nước thường mọc thành cụm nhưng cũng có thể xuất hiện lẻ tẻ. Chúng rất dễ bị vỡ và khiến tổn thương lan rộng. Nếu không được chăm sóc đúng cách có thể dẫn tới bội nhiễm.
Có nhiều nguyên nhân làm phát sinh mụn nước nhưng dưới đây là những nguyên nhân cơ bản nhất:
Do viêm da kích ứng, nhất là khi tiếp cận với các thành phần gây hại như kiến ba khoang, dịch cây thường xuân,...
Do viêm da dị ứng khiến cơ thể mẫn cảm trước các tác nhân như đồ trang sức, chất tẩy rửa, thắt lưng, lông chó mèo,...
Do bệnh chàm làm xuất hiện những mụn nước nhỏ chứa dịch trong suốt, đi kèm cảm giác ngứa rát khó chịu.
Do ma sát qua lại với đồ dùng, phụ kiện như găng tay, núm cửa, laptop,... trong thời gian dài.
Do nền nhiệt tăng cao hoặc hạ xuống mức quá thấp khiến da bị kích ứng và làm phát sinh mụn nước.
Do vết cắn của côn trùng, đặc biệt là ký sinh trùng như ghẻ, bọ chét,...
Do bị tay chân miệng làm xuất hiện những nốt nhỏ ở lòng bàn tay, đầu gối và khoang miệng.
Do nhiễm Herpes Simplex (có liên quan đến các bệnh lý đường tình dục).
Do mắc bệnh thủy đậu, Zona thần kinh nên virus tấn công và gây hại trên da, đi kèm cùng hiện tượng nổi mụn nước là triệu chứng sốt, đau họng,…
Tác dụng của muối đối với mụn nước
Khi xuất hiện mụn nước, trừ trường hợp bị thủy đậu, Zona thần kinh, tay chân miệng,... thì tất cả các nguyên nhân còn lại đều đáp ứng điều trị tốt nếu được can thiệp bằng muối biển. Vậy muối biển có tác dụng gì trên những vết mụn nước?
Kháng khuẩn: Muối tạo ra môi trường ưu trương và khiến nước từ tế bào vi khuẩn bị dẫn ra ngoài, từ đó ức chế sự sinh sôi, phát triển của tác nhân gây hại này.
Loại bỏ tế bào da chết: Khi xát nhẹ muối tinh lên da, thành phần này sẽ lấy đi những tế bào chết trên bề mặt và tồn ứ bên trong lỗ chân lông. Từ đó giúp kiểm soát tốt các vấn đề da liễu nói chung và mụn trứng cá, mụn nước nói riêng.
Giảm thiểu sưng viêm: Do có tính sát trùng cao, ngăn chặn sự sinh sôi nảy nở của vi khuẩn nên muối biển còn đem đến tác dụng tiêu viêm, giảm sưng đỏ và cảm giác ngứa ngáy, khó chịu do mụn nước gây ra.
Hấp thụ dầu nhờn: Muối biển có khả năng hấp thụ dầu thừa, bã nhờn rất tốt. Nhờ vậy mà da tay trở nên sạch sẽ hơn và tổn thương do mụn nước cũng nhanh se lành hơn.
Cách trị mụn nước ở tay bằng muối
Để trị mụn nước ở tay bằng muối, bạn có thể áp dụng một trong hai cách đơn giản nhưng đặc biệt hiệu quả dưới đây:
Dùng nước muối để rửa tay
Đây là phương pháp cho kết quả tốt nhưng lại rất thân thiện với da tay, không đi kèm tác dụng phụ. Tiến trình thực hiện không có gì phức tạp, cụ thể như sau:
Chuẩn bị 1l nước và 9g muối tinh sạch, sau đó làm ấm nước ở nền nhiệt lý tưởng là 40 độ rồi đổ muối vào và hòa tan thành dung dịch.
Cho dung dịch trên vào vào một chiếc chậu nhỏ (đã làm sạch), sau đó ngâm tay vào. Chú ý để cho vùng có mụn nước nằm chìm trong nước muối.
Sau thời gian khoảng 15 phút thì lấy tay ra, rửa qua nước và dùng khăn lau sạch để thấm khô. Có thể sử dụng thêm kem dưỡng ẩm trong trường hợp bị chàm cơ địa.
Mát xa da tay bằng muối tinh
Khi để muối tiếp cận da tay theo cách này, lực ma sát sẽ mạnh hơn, tác dụng cũng rõ rệt hơn nhưng cần thao tác khéo léo để không làm trầy xước da tay khiến tổn thương lan rộng. Thực tế cho thấy nếu tích cực mát xa vùng da nổi mụn nước bằng muối tinh thì tình trạng sưng viêm sẽ cải thiện rõ rệt qua từng ngày. Và để bắt đầu, bạn hãy làm theo hướng dẫn sau:
Chuẩn bị sẵn khoảng 20g muối tinh sạch và 2l nước ấm.
Vệ sinh tay sạch sẽ, sau đó nặn cho phần mụn nước vỡ ra. Rửa tay lại lần nữa rồi lấy muối biển xoa nhẹ lên vùng da có mụn nước. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy hơi xót một chút nhưng cảm giác khó sẽ mất đi nhanh chóng sau ít phút.
Sau khoảng 10 phút mát xa, rửa lại tay bằng nước ấm rồi thấm khô. Có thể dùng thêm các loại kem dưỡng phục hồi lành tính nếu cần.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng muối để trị mụn nước
Khi trị mụn nước ở tay bằng muối, bạn cần lưu ý đến những điểm quan trọng dưới đây:
Tuân thủ đúng theo hướng dẫn vừa được chia sẻ ở phần trên. Tất cả các nguyên liệu, đồ dùng sử dụng khi can thiệp đều phải đảm bảo sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn chéo.
Sau khi can thiệp, không dùng tay để gãi, cào cấu lên vùng da bị thương tổn. Nếu bạn giữ thói quen này thì tình trạng nhiễm khuẩn sẽ tái diễn, dịch mụn nước lan ra và có thể làm xuất hiện những mụn nước mới.
Không để các yếu tố gây hại tiếp cận với vùng da xuất hiện mụn nước. Đáng chú ý nhất là hóa chất độc hại, khói bụi, nước bẩn,... Nếu cần, bạn có thể băng nhẹ bên ngoài bằng một lớp gạc mỏng.
Hạn chế tiếp xúc với nước, các chất tẩy rửa trong thời gian nổi mụn nước và đang điều trị bằng muối biển. Trong trường hợp bất khả kháng thì nên dùng thêm đồ bảo hộ.
Sử dụng kèm kem dưỡng ẩm có nguồn gốc thiên nhiên, dịu nhẹ để tạo thành lớp bảo vệ, giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi da sau điều trị.
Ăn uống đủ chất, bổ sung nhiều rau củ quả vào thực đơn hằng ngày để nâng cao sức đề kháng, giúp da nhanh phục hồi sau thương tổn.
Trong trường hợp can thiệp bằng muối biển mà mụn nước vẫn không có dấu hiệu cải thiện, thuyên giảm, thậm chí còn xuất hiện thêm các nốt mới thì tốt nhất bạn hãy nhanh chóng ghé qua các bệnh viện, phòng khám da liễu để được thăm khám, làm rõ nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Trên đây là cách trị mụn nước ở tay bằng muối được chia sẻ bởi Nhà thuốc Long Châu. Sau cùng, chúc bạn áp dụng thành công phương pháp can thiệp này và nhận về kết quả mỹ mãn! Trân trọng!
Xem thêm: Người bị nổi mụn nước ở môi bôi thuốc gì để nhanh khỏi?