Góc tư vấn: Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì để nhanh khỏi?

Bệnh tay chân miệng có thể khiến bé sốt, đau họng, biếng ăn, khó ngủ… nhưng sẽ nhanh chóng qua đi nếu bạn chăm sóc bé đúng cách. Vậy nên, ba mẹ cần trang bị những kiến thức như trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì, nên ăn uống ra sao, nên giữ vệ sinh ra sao để giảm biến chứng, nhanh hồi phục.

Bé bị tay chân miệng thường gặp các triệu chứng khó chịu như nóng sốt, đau họng, mệt mỏi, bỏ ăn uống… Để giúp bé nhanh hồi phục và không gặp biến chứng, bạn cần biết trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì để bớt đau, ăn uống thế nào là hợp lý hay giữ vệ sinh cho bé và môi trường xung quanh ra sao mới có thể ngừa bệnh lây lan. Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết sau của Hello Bacsi, bạn đừng bỏ lỡ!

Triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Góc tư vấn: Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì để nhanh khỏi?

Bệnh tay chân miệng là bệnh rất dễ lây nhiễm từ người sang người do các loại virus đường ruột, thường là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71) gây ra. Bệnh lây lan chủ yếu qua nước bọt, dịch từ mụn nước và phân của người bệnh. Thông thường, bệnh tay chân miệng nhẹ có thể tự khỏi sau 7 - 10 ngày nhưng cũng có trường hợp gặp biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, thậm chí là tử vong nếu không điều trị sớm.

Ai cũng có khả năng mắc bệnh tay chân miệng nhưng trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là nhóm trẻ dưới 3 tuổi thường có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn. Trẻ mắc bệnh tay chân miệng trong giai đoạn đầu thường có những triệu chứng khá giống bệnh cảm cúm như:

Sau khoảng 1 -2 ngày, bé sẽ bắt đầu có các triệu chứng của bệnh tay chân miệng. Một trong những dấu hiệu bệnh tay chân miệng bé có thể gặp là nổi mụn nước trên da, xung quanh và bên trong miệng, ở lòng bàn tay và bàn chân, mông hoặc quanh hậu môn. Tình trạng nổi mụn nước là triệu chứng dễ nhận biết nhất của bệnh tay chân miệng ở trẻ em.

Ban đầu, bé sẽ nổi các nốt ban nhìn giống như vết sẹo nhỏ, mờ, màu đỏ và phẳng nhưng sau đó các nốt này sẽ dần phồng rộp lên như mụn nước. Mụn nước chứa dịch và có thể vỡ khiến trẻ bị đau, tăng nguy cơ nhiễm trùng da thứ phát nhưng thường sẽ biến mất sau khoảng 1 - 2 tuần.

Bên cạnh dấu hiệu nổi ban và mụn nước, bé cũng có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như:

Bạn có thể sẽ khó phát hiện dấu hiệu bệnh tay chân miệng nếu bé chỉ bị nổi mụn nước trong miệng hoặc cổ họng, đặc biệt là khi bé còn quá nhỏ không thể nói rằng mình đau họng. Vậy nên, bạn cần quan sát kỹ những dấu hiệu như sốt hay biếng ăn để đưa bé đi khám bệnh và điều trị kịp thời.

Góc tư vấn: Trẻ bị tay chân miệng nên bôi thuốc gì?

Góc tư vấn: Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì để nhanh khỏi?

Nhiều bậc cha mẹ thường thắc mắc trẻ bị tay chân miệng nên bôi thuốc gì để nhanh khỏi bệnh, mau bình phục? Hiện nay, bệnh tay chân miệng vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do đó vẫn chủ yếu điều trị hỗ trợ và các biến chứng nặng khi có chỉ định. Một số cách mà ba mẹ hay người chăm sóc trẻ có thể áp dụng để cải thiện các dấu hiệu bệnh tay chân miệng và giúp bé dễ chịu hơn là:

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng giúp bé nhanh hồi phục

Góc tư vấn: Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì để nhanh khỏi?

Bé hồi phục nhanh hay chậm không chỉ nằm ở đáp án của câu hỏi trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì mà còn phụ thuộc vào cách chăm sóc tại nhà của ba mẹ. Một số điểm bạn cần chú ý để con hồi phục tốt và hạn chế biến chứng là:

Bé bị bệnh tay chân miệng có thể bị sốt, mệt mỏi, đau hay chán ăn nên rất cần ba mẹ chăm sóc nhằm giúp cải thiện những triệu chứng khó chịu này. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cần theo dõi các dấu hiệu nặng của bệnh tay chân miệng (như sốt cao liên tục không đáp ứng với thuốc hạ sốt, ói nhiều, giật mình chới với, run tay chân hoặc bất cứ biểu hiện bất thường) để đưa bé đi khám và điều trị kịp thời nhé.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Link nội dung: https://bitly.vn/goc-tu-van-tre-bi-chan-tay-mieng-nen-boi-thuoc-gi-de-nhanh-khoi-a16195.html