Danh sách các đô thị nước ta hiện nay [Cập nhật mới nhất]
Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ đô thị hóa nhanh chóng với nhiều đô thị đang phát triển mạnh mẽ trên cả nước. Theo quy định của Nghị định số 1210/2016/UBTVQH13, các đô thị nước ta hiện nay được phân thành 6 loại đô thị đặc biệt và đô thị I, II, III, IV, V. 6 loại đô thị này thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội Việt Nam.
Đô thị là gì? Tiêu chí phân loại đô thị
Theo Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị 2009:
“Đô thị là khu vực tập trung đông dân cư đến và sinh sống với mật độ cao và ở đây chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp. Là trung tâm chính trị, kinh tế, hành chính, văn hóa hoặc chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, một vùng lãnh thổ hoặc một địa phương. Đô thị bao gồm nội thành và ngoại thành của thành phố; nội thị và ngoại thị của thị xã; thị trấn.”
Theo nghị định số 02/2009/NĐ-CP có 6 tiêu chí để phân loại đô thị tại Việt Nam:
Chức năng: Là trung tâm tổng hợp về chính trị, kinh tế, hành chính, văn hóa hoặc trung tâm chuyên ngành, ở cấp quốc gia, cấp vùng liên tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc là trung tâm của vùng trong tỉnh.
Vai trò: Góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ cụ thể.
Quy mô dân số: Đạt từ 4.000 người trở lên.
Mật độ dân số: Được tính trong nội thành, nội thị và đảm bảo phù hợp với quy mô, tính chất, đặc điểm của từng loại đô thị.
Hệ thống cơ sở hạ tầng: Bao gồm hạ tầng xã hội và kỹ thuật cần phải đảm bảo đạt chuẩn theo yêu cầu, được đầu tư xây dựng đồng bộ và mức độ hoàn thành phù hợp theo từng loại đô thị, đồng thời hạn chế tối đa việc xây dựng phát triển đô thị gây các vấn đề về ô nhiễm môi trường.
Kiến trúc và cảnh quan đô thị: Phải tuân theo quy chế quản lý đô thị, với trên 60% trục phố chính đạt tuyến phố văn minh, có các tổ hợp công trình kiến trúc hoặc là kiến trúc mang ý nghĩa quốc tế và quốc gia và có không gian công cộng phục vụ đời sống tinh thần của người dân trong khu vực.
Các đô thị nước ta hiện nay
Theo Nghị định số 1210/2016/UBTVQH1, hiện nay Việt Nam có 6 loại đô thị là loại I, II, III, IV, V và loại đặc biệt.
Loại đô thịTên đô thị Đô thị loại đặc biệt Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh Đô thị loại I Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Nha Trang, Biên Hòa, Huế. Đô Thị Loại II Vũng Tàu, Buôn Ma Thuột, Nam Định, Thái Nguyên, Quy Nhơn Đô Thị Loại III Bắc Ninh, Phan Thiết, Rạch Giá, Pleiku, Bến Tre Đô Thị Loại IV Long Khánh, Sa Đéc, Bạc Liêu, Tân An, Cao Bằng Đô Thị Loại V Ninh Hòa, Gia Nghĩa, La Gi, Đồng Xoài, Vĩnh Long
Vai trò của từng loại đô thị
Các đô thị nước ta hiện nay được phân loại theo các vai trò và chức năng cụ thể như sau:
Loại đô thịVai trò, chức năng cụ thể Đô thị đặc biệt
Là thủ đô hoặc trung tâm tổng hợp cấp Quốc gia về xã hội, tài chính, đào tạo, kinh tế, giáo dục, văn hóa, hành chính, khoa học, công nghệ, du lịch, y tế.
Là đầu mối giao thông và giao lưu trong nước và quốc tế.
Đô thị đặc biệt đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển về kinh tế và xã hội của cả nước.
Đô thị loại I
Là trung tâm tổng hợp cấp tỉnh, liên tỉnh hoặc quốc gia về kinh tế, chính trị, hành chính, du lịch, đào tạo, văn hóa, tài chính, công nghệ, khoa học, y tế.
Là đầu mối giao thông cả ở trong nước và cả quốc tế.
Đô thị loại I đóng vai trò thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế của cả nước và cả các vùng liên tỉnh.
Đô thị loại II
Là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành cấp tỉnh hoặc vùng liên tỉnh về hành chính, tài chính, kinh tế, chính trị, khoa học, giáo dục, đào tạo, văn hóa, y tế, công nghệ, du lịch.
Đô thị loại II cũng là đầu mối giao thông quan trọng của toàn vùng hoặc tỉnh.
Có vai trò thúc đẩy cho sự phát triển về kinh tế của toàn tỉnh hoặc toàn vùng liên tỉnh.
Đô thị loại III
Là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, khoa học, chính trị, đào tạo, văn hóa, giáo dục, hành chính, y tế, công nghệ, du lịch.
Đô thị loại III cũng là đầu mối giao thông cực kỳ quan trọng của toàn tỉnh thành.
Có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của toàn tỉnh và vùng liên tỉnh.
Đô thị loại IV
Là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành cấp huyện hoặc tỉnh về khoa học, kinh tế, tài chính, văn hóa, chính trị, giáo dục, đào tạo, hành chính, công nghệ, du lịch, y tế.
Đô thị loại IV cũng là đầu mối vô cùng quan trọng của giao thông cả ở trong huyện và ở tỉnh.
Có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của cấp huyện, tỉnh và vùng liên tỉnh.
Đô thị loại V
Là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành cấp huyện về văn hóa, kinh tế, đào tạo, giáo dục.
Đô thị loại V cũng là đầu mối giao thông cực kỳ quan trọng của toàn huyện.
Có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, cũng như xã hội của cụm liên xã và huyện.
Tiêu chuẩn của các đô thị ở nước ta
Theo Nghị định số 1210/2016/UBTVQH13, 6 loại đô thị ở nước ta hiện nay có những tiêu chuẩn riêng, cụ thể như sau:
Loại
đô thị
Toàn đô thịKhu vực nội thànhSố lượng đô thị đến
8/11/2023
Quy mô Mật độ dân số Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp Quy mô Mật độ dân số Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp Đặc biệt 5.000.000 người trở lên Từ 3.000 người/km2 trở lên Từ 70% trở lên 3.000.000 người trở lên 12.000 người/km2 trở lên Từ 90% trở lên 2 I 500.000 người trở lên 2.000 người/km2 trở lên Từ 65% trở lên 200.000 người trở lên 10.000 người/km2 trở lên Từ 85% trở lên 22 II 200.000 người trở lên 1.800 người/km2 trở lên Từ 65% trở lên 100.000 người trở lên 8.000 người/km2 trở lên Từ 80% trở lên 36 III 100.000 người trở lên 1.400 người/km2 trở lên Từ 60% trở lên 50.000 người trở lên 7.000 người/km2 trở lên Từ 75% trở lên 45 IV 50.000 người trở lên 1.200 người/km2 trở lên Từ 55% trở lên 20.000 người trở lên 1.200 người/km2 trở lên Từ 70% trở lên 95 V Từ 4000 người trở lên 1.000 người/km2 trở lên Từ 55% trở lên Từ 4000 người trở lên 5.000 người/km2 trở lên Từ 55% trở lên 697
Đặc điểm của đô thị Việt Nam hiện nay
Đô thị Việt Nam hiện nay đang trong quá trình phát triển nhanh chóng với nhiều đặc điểm nổi bật
Mạng lưới đô thị ở nước ta được phân bố không đều
Sự phân bố các đô thị ở nước ta không đồng đều và quy mô của chúng cũng khác nhau bao gồm đô thị nhỏ, vừa và lớn. Trung du và miền Bắc là vùng có nhiều đô thị nhất nhưng chủ yếu là các đô thị vừa và nhỏ với mật độ dân số thấp. Ngược lại, Đông Nam Bộ là vùng có ít đô thị nhất, nhưng lại tập trung các đô thị lớn với mật độ dân số cao nhất cả nước.
Tại các đô thị thường có số lượng dân cư tập trung đông đúc
Tại các đô thị, dân cư tập trung đông đúc và gia tăng nhanh chóng do lượng người di cư từ các vùng khác đến. Phần lớn người dân di cư vì lý do kinh tế, do các khu đô thị có nhu cầu nhân sự cao và thị trường việc làm năng động, dễ tìm kiếm việc làm.
Tốc độ đô thị hoá ở Việt Nam diễn ra nhanh chóng
Tốc độ đô thị hoá ở Việt Nam diễn ra nhanh chóng tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng,…. Quá trình đô thị hóa tại Việt Nam phát triển song hành với công nghiệp hóa. Tốc độ đô thị hóa nhanh mang lại cơ hội và thách thức cho Việt Nam.
Tuy nhiên, so sánh Việt Nam với các nước trong khu vực ASEAN và trên thế giới thì tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam vẫn còn thấp và phân bố không đồng đều.
Tác động của quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay
Quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội theo hướng tích cực và tiêu cực:
Tích cực
Quá trình đô thị hóa tại Việt Nam mang đến nhiều lợi ích tích cực, đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước như sau:
Quá trình đô thị hóa thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường công nghiệp và dịch vụ, giảm nông nghiệp. Nơi có tốc độ đô thị hóa nhanh thường có dân cư đông đúc, kinh tế phát triển vượt bậc và thị trường tiêu thụ và sản xuất hàng hóa mở rộng.
Sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ ở các đô thị thu hút lực lượng lao động có trình độ, tay nghề cao.
Thị trường việc làm ở các đô thị lớn, mở ra nhiều cơ hội và góp phần tăng thu nhập cho người lao động.
Hệ thống cơ sở hạ tầng tại các đô thị được đầu tư, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Đô thị có đội ngũ lao động chất lượng cao và cơ sở hạ tầng phát triển tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
Tiêu cực
Bên cạnh mặt tích cực, quá trình đô thị hoá cũng đi kèm với không ít tác động tiêu cực:
Dân cư tập trung quá đông mà dẫn đến sự thiếu hụt nhà ở nghiêm trọng tại các đô thị.
Tỷ lệ thất nghiệp tại đô thị nước ta hiện nay ngày càng tăng cao, kể cả nhóm người lao động có học thức.
Lượng nước thải và chất thải sinh hoạt lớn, không được xử lý đúng cách gây ô nhiễm môi trường đặc biệt là nguồn nước dẫn đến thiếu nước sạch sinh hoạt.
Dân cư đông đúc tại các khu đô thị đặc biệt là vùng lao động nghèo thì điều kiện vệ sinh kém và nguồn nước ô nhiễm gây lây lan các bệnh truyền nhiễm.
Giao thông ùn tắc diễn ra hàng ngày tại các đô thị lớn, khí thải từ phương tiện giao thông gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng dẫn đến nhiều bệnh lý hô hấp.
Tệ nạn xã hội phát sinh ngày càng tăng, dân số động, tình trạng thất nghiệp và tỷ lệ nghèo đói gia tăng mà gây ra những vấn đề như trộm cắp, bạo lực, ma túy, cướp giật dẫn đến mất an ninh và trật tự tại khu vực đô thị.
Danh sách các đô thị nước ta hiện nay cho thấy sự đa dạng và phát triển mạnh mẽ của hệ thống đô thị trên cả nước. Mỗi đô thị đều có những đặc trưng và vai trò riêng, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế và xã hội Việt Nam. Việc nắm bắt thông tin về các đô thị này không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự phát triển của đất nước mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư, kinh doanh và du lịch.