1. Da mặt sạm đen là bệnh gì?
Da mặt bị sạm đen có thể là một dấu hiệu cảnh báo bất thường của cơ thể, liên quan đến việc tăng lượng sắc tố melanin. Phần da tăng sắc tố có thể có màu nâu, xám nâu hoặc xanh đen. Tình trạng da mặt sạm đen có thể gặp ở cả nam và nữ, ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp phổ biến nhất ở phụ nữ sau sinh và phụ nữ mãn kinh.Vậy da mặt sạm đen là bệnh gì? Da mặt sạm đen có thể do nhiều bệnh khác nhau, đặc biệt là bệnh nội tiết, và tình trạng da mặt như vậy ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ khuôn mặt và sự tự tin.Da mặt sạm đen có thể là một dấu hiệu cảnh báo bất thường của cơ thể
2. Một số nguyên nhân da mặt bị sạm đen thông thường
Xuất hiện vết thâm đen trên da tay, da chân, mặt có thể do một số nguyên nhân thông thường, để có phương pháp chữa trị phù hợp và triệt để, trước hết, chúng ta cần tìm hiểu về nguyên nhân khiến da mặt bị sạm đen. Nguyên nhân của hiện tượng này tương đối đa dạng, bao gồm cả yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể. IVIE - Bác sĩ ơi xin liệt kê một số nguyên nhân phổ biến nhất gây nên da mặt sạm như sau:
Tăng sắc tố sau viêm da
Tăng sắc tố sau viêm da là tình trạng gia tăng quá mức và phân bố không đồng đều sắc tố melanin ở da sau phản ứng viêm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sạm da sau viêm rất đa dạng như:
Do dùng thuốc
Kháng sinh tetracycline, thuốc kháng sốt rét, kháng ung thư Bleomycin, busulfan,...cũng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng da mặt sạm đen.
Yếu tố di truyền
Da mặt bị sạm đen có thể do nguyên nhân di truyền trong gia đình, di truyền từ bố hoặc mẹ. Làn da sạm đen có thể bẩm sinh hoặc biểu hiện rõ hơn ở độ tuổi dậy thì.
Do chế độ dinh dưỡng
Việc ăn uống thiếu các khoáng chất, vitamin cần thiết cũng có thể là nguyên nhânda mặt sạm đen. Một số vitamin có thể kể đến như vitamin A, B12, PP…
Do không tẩy tế bào chết thường xuyên
Nếu không tẩy tế bào chết thường xuyên, lớp sừng trên da sẽ tích tụ lại ngày càng dày, làm bít tắc các lỗ chân lông, khiến cho dầu thừa không thể thoát ra được, từ đó dẫn đến da mặt bị sạm đen, nhanh lão hóa.
Do không dùng kem chống nắng
Ánh nắng mặt trời chứa nhiều tia UV, khi tiếp xúc trực tiếp mà không dùng kem chống nắng, các lớp tế bào biểu bì trên da sẽ bị phá hủy, da có cơ chế tự sản sinh ra sắc tố Melanin để tự bảo vệ. Vì vậy, ánh nắng mặt trời trực tiếp cũng là nguyên nhân dẫn đến da mặt sạm đen.Ánh nắng mặt trời là một trong những nguyên nhân khiến da mặt bị sạm đen
Da bị mất nước, khô
Hằng ngày, da là nơi tiếp xúc với vô số tác nhân từ môi trường bên ngoài như bụi bẩn, khói bụi, vì thế không được chăm sóc, cung cấp đủ ẩm, làn da sẽ dễ bị mất nước, khô và dẫn đến đen sạm.
Lạm dụng, dị ứng mỹ phẩm
Mỹ phẩm giúp chị em phụ nữ đẹp lên, tự tin hơn khi ra ngoài. Tuy nhiên, nếu lạm dụng mỹ phẩm hay sử dụng các sản phẩm không phù hợp với da, da bạn có thể bị phản tác dụng, lên mụn hoặc sạm đen.
Rối loạn nội tiết tố
Nội tiết tố vô cùng quan trọng với cơ thể, nó điều tiết mọi hoạt động của cơ thể. Khi cơ thể rối loạn nội tiết tố, cơ thể sẽ biểu hiện ra bên ngoài, biểu hiện đầu tiên là ở da: Da sạm đen hoặc xuất hiện nám, tàn nhang. Tình trạng này xuất hiện phổ biến ở phụ nữ sau tuổi 40, khi lượng hormone estrogen và progesterone trong cơ thể giảm, khiến các sắc tố Melanin tăng, gây sạm da.
Lão hóa da
Da mặt bị lão hóa khiến da sạm đen, xuất hiện tàn nhang, nám…Da mặt sạm đen do lão hóa da
Do thức khuya quá nhiều
Việc thức khuya thường xuyên gây ra nhiều tác hại cho cơ thể: thâm mắt, rối loạn giấc ngủ, rối loạn chức năng gan, thận…, ngoài ra nó còn kích thích quá trình sản xuất sắc tố Melanin.
Do thiếu hụt collagen trong cơ thể
Các yếu tố bên ngoài và cả bên trong cơ thể, đặc biệt là tuổi tác và nội tiết tố sẽ khiến lượng collagen trong cơ thể giảm, khiến da mất độ đàn hồi, chảy xệ và đen sạm.
Do stress kéo dài
Khi bạn bị căng thẳng, áp lực kéo dài sẽ khiến cho lượng hormone cortisol trong cơ thể tăng cao, từ đó làm giảm lượng máu lưu thông dưới da, làm da xỉn màu, thiếu sức sống.
3. Da mặt bị sạm đen là bệnh gì?
Ngoài những nguyên nhân đã nhắc đến ở trên, mọi người thường đặt ra câu hỏi: Vậy da mặt sạm đen là bệnh gì? Theo các chuyên gia, da mặt bị sạm đen còn là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm như:
Bệnh hệ thống
Một số bệnh hệ thống như bệnh lao, sốt rét, xơ cứng bì...gây ảnh hưởng đến sức khỏe và trạng thái da.
Bệnh rối loạn nội tiết
Bệnh về gan
Ở bệnh nhân mắc các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan, chức năng gan bị suy giảm khiến cho lượng sắc tố Melanin tăng cao, từ đó xuất hiện tình trạng sạm đen trên da mặt.
Thiếu máu
Ở người thiếu máu, lượng máu lưu thông dưới da giảm, lượng oxy tới các tế bào giảm khiến da nhợt nhạt, xỉn màu.Những người có huyết áp thấp thường xanh xao, nhợt nhạt và xỉn màu da
Huyết áp thấp
Những người có huyết áp thấp thường xanh xao, nhợt nhạt và xỉn màu da.Ngoài ra, da mặt sạm đen còn là biểu hiện của một số hội chứng bẩm sinh như Leopard.
4. Da mặt bị sạm đen có nguy hiểm không?
Thông thường da bị sạm đen không phải là một bệnh mà là một vấn đề thẩm mỹ. Tuy nhiên cũng có nguyên nhân do các bệnh lý nội khoa, nếu tình trạng sạm da trở nên nặng thêm bạn nên đến tại cơ sở y tế được thăm khám bởi bác sĩ da liễu.Da bị sạm đen cũng có nguyên nhân do các bệnh lý nội khoa cần được thăm khám
5. 5 cách khắc phục khi da mặt bị sạm đen
Để khắc phục tình trạng da mặt bị sạm đen để cải thiện thẩm mỹ, chúng ta cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt. IVIE - Bác sĩ ơi xin chia sẻ 5 cách khắc phục khi da mặt bị sạm đen có thể dễ dàng áp dụng dưới đây:- Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý: M...
Bạn đã thích câu chuyện này ?
Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên
Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!