Vết thương trầy xước do té ngã xe rất hay gặp trong cuộc sống hàng ngày. Chúng thường có nguy cơ nhiễm trùng rất cao vì da tiếp xúc trực tiếp với các bụi bẩn, đất cát trên đường phố. Vậy cách rửa vết thương ngoài da, trầy xước do té ngã xe thế nào cho đúng? Cần lưu ý gì khi rửa vết thương? Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời.
Đánh giá mức độ trầy xước để xử lý kịp thời
Tai nạn giao thông, té ngã xe là điều không ai mong muốn nhưng khó tránh khỏi, nhất là khi xe máy đang trở thành phương tiện lưu thông phổ biến tại Việt Nam. Khi xảy ra tai nạn, các nạn nhân thường bị xây xát trên bất kỳ bộ phận nào như chân, tay, đầu gối, thậm chí là cả khuôn mặt. Vết trầy xước da do té xe có thể từ nhẹ đến nặng.
Trầy xước độ 1: Lớp da ngoài cùng bị tổn thương. Trầy xước độ 1 có biểu hiện là lớp da ngoài cùng bong tróc, ửng đỏ, có thể hơi sưng do va chạm nhưng thường nhẹ và không chảy máu.
Trầy xước độ 2: Vết rách da sâu hơn so với độ 1, có thể chảy máu nhẹ. Vùng da tổn thương trở nên sưng tấy và có cảm giác tê, đau xót.
Trầy xước độ 3: Tổn thương sâu hơn so với 2 mức độ trên, ảnh hưởng đến lớp mô bên dưới hạ bì. Trầy xước độ 3 thường chảy nhiều máu, cầm máu ít có hiệu quả, phần lớn nạn nhân đều cần được khâu vết thương để cầm máu. Gửi bạn: Chăm sóc vết trầy xước bị sưng, mưng mủ như thế nào
Hướng dẫn cách rửa vết thương trầy xước đúng!
Còn đối với các vết trầy xước nhẹ ngoài da, không hoặc ít chảy máu (độ 1 và độ 2), do vết thương tiếp xúc trực tiếp với mặt đường đầy bụi bẩn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nên ngay sau khi bị thương, bạn nên rửa vết thương theo các bước sau:
Bước 1: Làm sạch tay trước khi tiếp xúc vết trầy xước
Bạn cần chắc chắn rằng bàn tay của mình thật sạch sẽ trước khi tiếp xúc với vết trầy xước của bản thân cũng như của người khác vì bàn tay bẩn cũng dẫn đến nhiễm trùng vết thương. Bạn có thể rửa tay bằng nước sạch với xà phòng hoặc nước rửa tay. Sau đó đeo găng tay y tế vô trùng, nên dùng găng tay một lần là tốt nhất.
Bước 2: Rửa vết thương bằng nước sạch
Nước sạch giúp rửa trôi bụi bẩn và các tế bào da bị bong tróc, đồng thời làm giảm cảm giác sưng đau hiệu quả. Bằng cách đưa vết thương trầy xước trực tiếp dưới vòi nước sạch, bụi bẩn sẽ theo dòng nước chảy và bị rửa trôi. Nếu ở ngoài đường không tìm được vòi nước sạch, bạn có thể sử dụng nước khoáng đóng chai để dội rửa liên tục lên vết thương.
Sau khi đã làm sạch vết thương bằng nước, bạn có thể dùng nhíp hoặc bấm móng tay (khử trùng bằng cồn trước đó) nhẹ nhàng gắp các bụi bẩn còn sót lại và các tế bào bong tróc ra khỏi vết thương. Thao tác này nếu thực hiện không cẩn thận có thể gây đau xót hoặc làm chảy máu nhiều hơn.
Bước 3: Rửa sạch và sát trùng vết thương bằng Nacurgo chai xanh
Nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) có tác dụng rửa trôi những bụi bẩn, có nồng độ thấp tương đương với nồng độ của dịch cơ thể gồm máu, nước mắt. Vì vậy khả năng sát trùng của nước muối là khá yếu, chúng không đủ để loại bỏ được màng Biofilm của vi khuẩn. Với những vết thương nhỏ, nông, miệng vết thương tương đối sạch, bạn có thể chỉ rửa bằng nước muối sinh lí mà không cần sử dụng các dung dịch sát khuẩn khác. Tuy nhiên, đối với những vết thương hở lớn, có nguy cơ nhiễm trùng cao thì việc rửa vết thương hở bằng nước muối sinh lí không thể loại bỏ được hết nguy cơ nhiễm trùng.
Giải pháp hoàn hảo là sử dụng dung dịch rửa vùng da tổn thương Nacurgo chai xanh. Nacurgo chai xanh đáp ứng đủ bộ 5 yếu tố “NGỪA KHUẨN - SẠCH NHẦY - AN TOÀN - MÁT DỊU - KHỬ MÙI”. Trong sản phẩm làm sạch vết thương Nacurgo có chứa dung dịch điện hóa, chiết xuất trà xanh, chiết xuất lá trầu, tinh dầu bạc hà và tinh dầu tràm trà,…. Mỗi thành phần này đều có vai trò trong việc rửa và làm sạch vùng da hư tổn.
Cách sử dụng rất đơn giản chỉ cần tưới dung dịch Nacurgo lên vùng da bị tổn thương giúp làm tan rã và làm sạch chất nhầy, tế bào chết, rửa trôi bụi bẩn.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Tham khảo thông tin: Cách rửa sạch, sát trùng vết thương do té xe đúng cách hiệu quả cao
Bước 4: Băng bó vết thương trầy xước bằng màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương Nacurgo (chai vàng)
Sau khi đã rửa sạch vết thương, bạn có thể dùng một miếng băng gạc sạch để thấm khô. Khi vết thương đã khô, bạn hãy dùng xịt Nacurgo màng sinh học băng bó vết thương. Việc băng bó giữ cho vết thương luôn sạch sẽ, ngăn ngừa nhiễm trùng đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tự chữa lành của cơ thể.
Dùng Nacurgo màng sinh học băng bó vết thương ngoài da do té ngã xe
Nacurgo có khả năng tạo một lớp màng sinh học không thấm nước, có vai trò như một “tấm lá chắn” bảo vệ vùng da trầy xước trước tác hại của bụi bẩn và vi khuẩn ngoài môi trường. Bên cạnh đó, màng sinh học còn có tác dụng kích thích tái tạo mao mạch và tế bào giúp thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương.
Tìm hiểu chi tiết về sản phẩm qua bài viết: Nacurgo dung dịch xịt màng sinh học bảo vệ vết thương
Bạn cũng có thể dùng băng gạc y tế thông thường để băng vết thương. Tuy nhiên, việc băng bó bằng băng gạc y tế đôi khi đem đến nhiều bất tiện. Đặc biệt là vết trầy xước trên khuôn mặt hoặc ở vị trí các khớp, vừa khó thực hiện băng bó vừa mất thẩm mỹ. Nacurgo không những khắc phục được thành công những nhược điểm đó mà còn giúp làm tăng hiệu quả điều trị vết trầy xước.
Cách sử dụng Nacurgo màng sinh học:
Bạn chỉ cần ấn nhẹ van xịt trực tiếp dung dịch Nacurgo lên vết trầy xước. Sau vài giây ngắn ngủi, dung dịch nhanh chóng khô lại tạo thành lớp màng mỏng bao phủ lấy toàn bộ vùng da tổn thương. Sau khoảng 4 - 5 giờ, màng sinh học tự phân hủy nên bạn hãy xịt một lớp mới tương tự đè lên lớp cũ mà không phải rửa lại vết thương.
Chính bởi khả năng tự phân hủy mà bạn sẽ không phải lo sợ cảm giác đau đớn mỗi lần thay băng và phải rửa lại vết thương nhiều lần như khi sử dụng băng gạc thông thường! Quá tiện dụng phải không nào, tại sao bạn không thử?
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY
Một số lưu ý khi rửa vết thương trầy xước ngoài da
- Hãy rửa vết thương thật nhẹ nhàng, tránh chà xát quá mạnh vì có thể làm vết thương rách lớn hơn và chảy máu.
- Tránh dùng các dung dịch sát khuẩn mạnh như nước oxy già, thuốc đỏ,… vì có thể gây kích ứng da làm vết thương trở nên nghiêm trọng hơn. Xem chi tiết tại: Rửa vết thương bằng oxy già - rủi ro nhiều hơn lợi ích!
- Không rắc bột thuốc kháng sinh lên vết thương vì có nguy cơ gây dị ứng, làm vết thương trở nên bí bách, ngăn cản các tế bào máu đến nuôi dưỡng tổn thương và làm chậm quá trình lên da non.
- Không bôi các loại thuốc dân gian như nước mắm, nước tương,… và các loại thuốc Đông y không rõ nguồn gốc để tránh nhiễm trùng vết trầy xước.
- Không dùng bông gòn để lau rửa vết trầy xước vì các sợi bông có thể bị dính lại tại vùng da tổn thương tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Tham khảo thêm: Bị trầy xước da nên ăn gì kiêng gì?
Từ những thông tin trên, mong rằng bạn đã biết cách rửa vết thương trầy xước do té ngã xe sao cho đúng. Nếu còn thắc mắc hay muốn tư vấn thêm về cách rửa vết thương ngoài da, bạn hãy liên hệ đến số tổng đài miễn cước 1800.6626 hoặc Zalo 0862.241.650 để được các chuyên gia của Nacurgo.vn giải đáp hoàn toàn miễn phí!
Tài liệu tham khảo:
https://www.healthline.com/health/abrasion
https://www.verywellfit.com/skin-abrasions-and-road-rash-treatment-3119252