Để bảo quản thực phẩm đã nấu chín tại nhà, hãy để nguội hoàn toàn trước khi cất vào hộp kín hoặc túi an toàn trong tủ đông, sau đó cho vào tủ lạnh kịp thời hoặc cấp đông để bảo quản lâu dài hơn. Việc đóng gói và kiểm soát nhiệt độ thích hợp là điều cần thiết để duy trì chất lượng và an toàn thực phẩm. Cùng Long Châu tìm hiểu thêm về các cách bảo quản thức ăn đã nấu chín bạn nhé!
Thức ăn sau khi được nấu chín chỉ nên để ở bên ngoài trong thời gian ngắn từ 1 đến 2 giờ. Vì nếu sau thời gian này, vi khuẩn rất dễ xâm nhập và phát triển nhanh chóng, từ đó sản sinh ra các hoạt chế gây nên nguy cơ nhiễm trùng đường ruột khi tiêu thụ.
Tuy nhiên, nếu ở thời tiết nóng, thức ăn sau khi chế biến sẽ bị ôi thiu nhanh hơn. Nếu bạn có dự định bảo quản thức ăn đã nấu chín bên ngoài thì hãy đảm bảo nhiệt độ phòng không quá cao, và bảo quản thức ăn không quá 1 đến 2 giờ. Để hạn chế tình trạng thức ăn biến chất dễ sản sinh ra vi khuẩn có hại cho đường tiêu hóa.
Dưới đây là một số cách bảo quản thức ăn đã nấu chín đúng nhất, bạn nên tham khảo:
Việc phân chia và sắp xếp những loại thức ăn khác nhau theo khoa học sẽ giúp bạn dễ kiểm soát và kiểm tra hơn. Ở các tủ lạnh, đều có ngăn phân chia thức ăn như thịt cá, rau củ hay những thực phẩm đóng hộp. Đối với thức ăn đã nấu chín, bạn nên chia ra từng hộp với từng loại món ăn riêng biệt để tránh lẫn mùi thức ăn với nhau.
Bạn nên bảo quản thức ăn trong các hộp phân chia hay bọc kín trước khi đưa vào tủ lạnh để hạn chế tình trạng thức ăn bị trào ra bên ngoài. Việc đóng gói thức ăn kỹ sẽ giúp tủ lạnh nhà bạn được ngăn nắp hơn, tạo nhiều không gian để lưu trữ thức ăn.
Nhiều người thường có thói quen bỏ thức ăn vào tủ lạnh ngay khi vừa nấu xong. Tuy nhiên, việc làm này tưởng chừng như vô hại nhưng thực sự lại rất có hại, do khi thức ăn còn nóng, khi bỏ vào tủ lạnh sẽ dễ gây biến chất và thức ăn cũng nhanh hỏng hơn. Không những thế việc làm này cũng sẽ khiến thức ăn bị biến đổi hương vị, không còn hương vị ngon như lúc ban đầu.
Thời gian bảo quản những thức ăn đã nấu chín sẽ phụ thuộc vào từng loại thực phẩm khác nhau:
Chú ý đây chỉ là những thông tin mang tính chất tham khảo, do thời gian bảo quản thức ăn sẽ phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ cũng như những loại thực phẩm khác nhau. Nếu nhận thấy những dấu hiệu lạ của thức ăn như những biến đổi liên quan đến màu sắc hay hương vị thì bạn nên đổ bỏ.
Khi thức ăn không được bảo quản hợp lý sẽ gây nên tình trạng ôi thiu, tức là thức ăn đã có sự xâm nhập và phát triển bởi những vi khuẩn, từ đó sẽ sản sinh ra những hợp chất có hại. Những hợp chất này khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây nên những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như:
Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của bạn, hãy luôn kiểm tra và bảo quản thức ăn một cách an toàn và tuân thủ theo các nguyên tắc bảo quản thực phẩm. Nếu nhận thấy có bất kỳ những dấu hiệu nào sau khi ăn những thức ăn đã được bảo quản. Bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
Xem thêm:Đồ ăn để tủ lạnh được bao lâu? Cách bảo quản đồ ăn tốt nhất
Link nội dung: https://bitly.vn/cach-bao-quan-thuc-an-da-nau-chin-dung-cach-va-an-toan-a12488.html