Giới thiệu đến các bạn bài viết: Tình trong như đã mặt ngoài còn e ; Đọc hiểu Tình trong như đã mặt ngoài còn e (Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du) ; trắc nghiệm tình trong như đã mặt ngoài còn e (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.
Đề:
I. Đọc hiểu văn bản tình trong như đã mặt ngoài còn e ; đọc hiểu tình trong như đã mặt ngoài còn e ; trắc nghiệm tình trong như đã mặt ngoài còn e
Đọc văn bản sau: tình trong như đã mặt ngoài còn e ; đọc hiểu tình trong như đã mặt ngoài còn e ; trắc nghiệm tình trong như đã mặt ngoài còn e
TÌNH TRONG NHƯ ĐÃ, MẶT NGOÀI CÒN E
Nguyễn Du
Dùng dằng nửa ở, nửa về,
Nhạc vàng đâu đã tiếng nghe gần gần.
Trông chừng thấy một văn nhân,
Lỏng buông tay khấu, bước lần dặm băng.
Đề huề lưng túi gió trăng,
Sau chân theo một vài thằng con con.
Tuyết in sắc ngựa câu giòn,
Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời.
Nẻo xa mới tỏ mặt người,
Khách đà xuống ngựa, tới nơi tự tình,
Hài văn lần bước dặm xanh,
Một vùng như thể cây quỳnh, cành giao.
Chàng Vương quen mặt ra chào,
Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa.
Nguyên người quanh quất đâu xa,
Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh.
Nền phú hậu, bậc tài danh,
Văn chương nết đất, thông minh tính trời.
Phong tư tài mạo tót vời,
Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa.
Chung quanh vẫn đất nước nhà,
Với Vương Quan, trước vẫn là đồng thân.
Vẫn nghe thơm nức hương lân
Một nền Đồng Tước, khoá xuân hai Kiều.
Nước non cách mấy buồng thêu,
Những là trộm dấu thầm yêu chốc mòng.
May thay giải cấu tương phùng,
Gặp tuần đố lá, thoả lòng tìm hoa.
Bóng hồng nhác thấy nẻo xa,
Xuân lan, thu cúc mặn mà cả hai.
Người quốc sắc, kẻ thiên tài,
Tình trong như đã, mặt ngoài còn e.
Chập chờn cơn tỉnh, cơn mê,
Rốn ngồi chẳng tiện, rút về chỉn khôn’.
Bóng tà như giục cơn buồn,
Khách đà lên ngựa, người còn nghé theo.
Dưới cầu nước chảy trong veo,
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.
(Trích Truyện Kiều, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2002, trang 19 - 22)
Lựa chọn đáp án đúng tình trong như đã mặt ngoài còn e ; đọc hiểu tình trong như đã mặt ngoài còn e ; trắc nghiệm tình trong như đã mặt ngoài còn e
Câu 1. Văn bản là lời của ai?
- Kim Trọng
- Người kể chuyện
- Thuý Kiều
- Vương Quan
Câu 2. Văn bản kể về sự việc gì?
- Thuý Kiều gặp Kim Trọng trong tiết Thanh minh.
- Thuý Kiều cùng các em đi tảo mộ trong tiết Thanh minh.
- Vương Quan giới thiệu Kim Trọng với chị em Thuý Kiều.
- Chị em Thuý Kiều và Kim Trọng cùng di du xuân trong tiết Thanh minh.
Câu 3. Thông tin nào dưới đây về nhân vật Kim Trọng không đúng?
- Cưỡi ngựa trắng, mặc áo xanh da trời, mang hài văn
- Là người thông minh, hào hoa, phong nhã
- Là người bạn học của Vương Quan, gia đình có truyền thống văn chương và dòng dõi làm quan
- Là người bạn cùng tuổi với Vương Quan, từng thầm yêu trộm nhớ Thuý Kiều qua lời kể của Vương Quan
Câu 4. Biện pháp tu từ nào được thể hiện trong các dòng thơ: “Người quốc sắc, kẻ thiên tài,/ Tình trong như đã, mặt ngoài còn e”?
- Đối
- Nhân hoá
- Ẩn dụ
- Hoán dụ
Câu 5. Những dòng thơ nào dưới đây cho thấy vẻ đẹp của chàng Kim như làm sáng bừng cả không gian?
- Hài văn lần bước dặm xanh,/ Một vùng như thể cây quỳnh, cành giao.
- Bóng hồng nhạc thấy nẻo xa,/ Xuân lan, thu cúc mặn mà cả hai.
- Trông chừng thấy một văn nhân,/ Lỏng buông tay khấu, bước lần dặm băng.
- Vẫn nghe thơm nức hương lân/ Một nền Đồng Tước, khoá xuân hai Kiều.
Câu 6. Từ nghé trong dòng thơ “Khách đà lên ngựa, người còn nghé theo.” thể hiện điều gì?
- Ánh mắt đăm đắm, mòn mỏi nhìn dõi theo “khách đà lên ngựa” cho đến khi bóng chàng Kim khuất dần và tâm trạng khắc khoải, trông ngóng của Thuý Kiều.
- Ánh mắt bâng khuâng, lưu luyến, thiết tha mà vẫn kín đáo, tế nhị của Thuý Kiều khi chia tay Kim Trọng.
- Ánh mắt nồng nàn, đắm đuối thể hiện tình cảm mãnh liệt, táo bạo mà Thuý Kiều dành cho Kim Trọng.
- Ánh mắt băn khoăn, lo lắng, tự hỏi về tình cảm chàng Kim dành cho mình của Thụy Kiểu khi chia tay Kim Trọng.
Câu 7. Chủ đề của văn bản là gì?
- Ca ngợi vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà, e lệ, ý tứ của Thuý Kiểu và Thuý Vân
- Ca ngợi vẻ đẹp nho nhã, phong lưu, con nhà dòng dõi của chàng Kim
- Ca ngợi mối tình đầu chớm nở trong sáng, đẹp đẽ của Thuý Kiều và Kim Trọng
- Ca ngợi cảnh đẹp ngày xuân tươi vui, náo nức, rộn ràng
Câu 8. Nhân vật Kim Trọng trong văn bản được miêu tả theo trình tự nào và bằng bút pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng của cách miêu tả đó.
Câu 9. Hãy chỉ ra bút pháp nghệ thuật được nhà thơ Nguyễn Du sử dụng để thể hiện nhân vật trong hai dòng thơ dưới đây và nêu tác dụng của bút pháp nghệ thuật đó.
Dưới cầu nước chảy trong veo,
Bên cấu tơ liễu bóng chiều thướt tha.
Câu 10. Sự kiện đặc biệt trong văn bản Tình trong như đã, mặt ngoài còn e đã trở thành một kí ức sâu đậm đối với Thuý Kiều. Hãy ghi lại một dòng thơ trong đoạn trích Trao duyên (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) cho thấy nhân vật nàng Kiều hồi tưởng lại sự kiện này.
II. Phần viết tình trong như đã mặt ngoài còn e ; đọc hiểu tình trong như đã mặt ngoài còn e ; trắc nghiệm tình trong như đã mặt ngoài còn e
Đề 1.
Hãy viết bài văn phân tích vẻ đẹp của văn bản Tình trong như đã, mặt ngọt còn e (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du).
Đề 2.
Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về sự tinh tế, khéo léo, tế nhị tron tình yêu đôi lứa.
Gợi ý trả lời tình trong như đã mặt ngoài còn e ; đọc hiểu tình trong như đã mặt ngoài còn e ; trắc nghiệm tình trong như đã mặt ngoài còn e
I. Đọc hiểu tình trong như đã mặt ngoài còn e ; đọc hiểu tình trong như đã mặt ngoài còn e ; trắc nghiệm tình trong như đã mặt ngoài còn e
Câu 1. B Người kể chuyện
Câu 2. A Thuý Kiều gặp Kim Trọng trong tiết Thanh minh.
Câu 3. D Là người bạn cùng tuổi với Vương Quan, từng thầm yêu trộm nhớ Thuý Kiều qua lời kể của Vương Quan
Câu 4. A Đối
Câu 5. A Hài văn lần bước dặm xanh,/ Một vùng như thể cây quỳnh, cành giao.
Câu 6. B Ánh mắt bâng khuâng, lưu luyến, thiết tha mà vẫn kín đáo, tế nhị của Thuý Kiều khi chia tay Kim Trọng.
Câu 7. C Ca ngợi mối tình đầu chớm nở trong sáng, đẹp đẽ của Thuý Kiều và Kim Trọng
Câu 8.
- Nhân vật Kim Trọng được miêu tả theo trình tự từ xa đến gần (bắt đầu báo hiệu sự xuất hiện bằng tiếng nhạc ngựa, khi nhìn thấy Vương Quan cùng chị em Thuý Kiều từ xa, đã xuống ngựa, dạo những bước chân khoan thai lướt trên cỏ xanh, đến nơi gặp gỡ,..); từ hình dung, dáng dấp, trang phục, giới thiệu tên tuổi, quê quán, gia đình, mối quan hệ với Vương Quan, đến tình cảm thầm yêu trộm nhớ và những rung động đẹp đẽ trong sáng dành cho Thuý Kiều trong buổi đầu gặp gỡ.
- Tác giả đã sử dụng bút pháp ước lệ, lí tưởng hoá để miêu tả nhân vật Kim Trọng. Tiếng nhạc ngựa trở thành nhạc vàng (nhạc đẹp, nhạc hay), chân dung Kim Trọng hiện ra là một văn nhân đề huề túi thơ (Đề huề lưng túi gió trăng), có tiểu đồng theo hầu, hài của nho sĩ trở thành hài văn, sắc ngựa trắng như tuyết nổi bật giữa dặm xanh của cỏ non mùa xuân, màu áo xanh hòa giữa màu cỏ và sắc xanh tươi nhẹ nhuộm non da trời, phong thái của chàng Kim thật nho nhã, thư sinh, khoan thai. Cái đẹp trong dáng dấp, cốt cách và sự trẻ trung của chàng Kim như làm sáng bừng cả không gian xung quanh: “Hài văn lần bước dặm xanh,/ Một vùng như thể cây quỳnh, cành giao.”… Nguyễn Du đã dùng các từ ngữ, hình ảnh đẹp đẽ, trang trọng như: vốn nhà trâm anh, nên phú hậu, bậc tài danh, văn chương nết đất, thông minh vốn sẵn tính trời, vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa,… để giới thiệu và miêu tả Kim Trọng. Điều đó làm cho nhân vật hiện ra thật đẹp, trở thành hình ảnh lí tưởng khiến trái tim thiếu nữ của nàng Kiều xao xuyến, rung động ngay trong buổi đầu gặp gỡ.
Câu 9.
- Nhà thơ đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình để thể hiện cảm xúc vấn vương, lưu luyến trong lòng người. Một mối tình đầu vừa chớm hé “Tình trong như đã mặt ngoài còn e”. Bởi vậy, bóng chiều đến như mang theo nỗi buồn báo hiệu phút chia tay. Tất cả cái xao xuyến, rung động, không chỉ được thể hiện trong cách miêu tả trực tiếp ánh mắt “nghé theo” của người ở lại, mà còn hiện ra qua những câu thơ tả cảnh ngụ tình tuyệt bút.
- Tác dụng: Bức tranh được vẽ bằng đường nét mềm mại, tinh tế; không gian “bình đối” — dưới cầu và bên cầu, hình ảnh dòng nước trong veo dưới chân cầu; bên bờ dáng tơ liễu thả mềm mại, thướt tha, yêu kiều; sự hòa phối màu sắc: màu vàng nhạt của nắng chiều, màu sáng trong, thanh khiết của làn nước, màu xanh của tơ liễu rủ; sự xoắn xuýt, hoà quyện của cảnh vật: tơ liễu vấn vương soi bóng trong làn nước trong veo,… tơ liễu và gương nước như hữu tình. Đó cũng là bức tranh của tâm cảnh, cho thấy những xốn xang rung động, mới tơ vương đầu đời rất mực trong sáng, đẹp đẽ, thơ mộng, những cảm xúc xao xuyến, luyến lưu theo mãi bóng khách đà lên ngựa trong lòng người thiếu nữ. Một mối tình thật đẹp đã chớm nở trong trái tim của nàng Kiều kể từ buổi ấy. (Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy/ Ngàn năm chưa dễ mấy ai quên - Thế Lữ).
Câu 10. Câu thơ trong đoạn trích Trao duyên cho thấy Thuý Kiều đã hồi tưởng về sự kiện gặp gỡ chàng Kim trong tiết Thanh minh năm ấy để trình bày và thuyết phục em thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng: “Kể từ khi gặp chàng Kim.”
II. Phần viết tình trong như đã mặt ngoài còn e ; đọc hiểu tình trong như đã mặt ngoài còn e ; trắc nghiệm tình trong như đã mặt ngoài còn e
Đề bài 1: tình trong như đã mặt ngoài còn e ; đọc hiểu tình trong như đã mặt ngoài còn e ; trắc nghiệm tình trong như đã mặt ngoài còn e
- Bài làm cần đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận: mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt; thể hiện được suy nghĩ sâu sắc của cá nhân về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.
- Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích vẻ đẹp của đoạn trích (vẻ đẹp về nội dung, vẻ đẹp về nghệ thuật).
- Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm. Học sinh có thể triển khai theo các cách khác nhau, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ luận điểm. Ví dụ:
+ Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, vị trí của đoạn trích và nêu vấn đề cần nghị luận.
+ Đoạn trích thể hiện những rung động đầu đời tinh tế, trong sáng, đẹp đẽ, thiết tha của Thuý Kiều và Kim Trọng trong tiết Thanh minh.
- Bối cảnh của cuộc gặp gỡ: mùa xuân, tiết Thanh minh…
- Nhân vật chàng Kim trong buổi gặp gỡ: sự miêu tả âm thanh, cử chỉ, hành động, trang phục, dáng điệu, tên tuổi, gia thế, tư chất, mối quan hệ với Vương Quan; sự thầm yêu trộm nhớ dành cho người đẹp; cách miêu tả nhân vật của Nguyễn Du.
- Những rung động đầu đời đẹp đẽ, trong trẻo của Thuý Kiều và Kim Trọng:
+++ Nghệ thuật diễn tả tinh tế những cảm xúc mới mẻ, kín đáo của đôi lứa trong tình yêu đầu: “Tình trong như đã, mặt ngoài còn e”. Đó là cái bằng lòng, tiếng “vâng” không nói ra của con tim, sự đồng điệu, cùng đập một nhịp của cảm xúc mà đôi bên đều cảm nhận được (tình trong như đã). Và cái e lệ, kín đáo, ngượng ngùng rất đỗi duyên dáng, ý nhị của buổi ban sơ - mặt ngoài còn e - như không dám thổ lộ, như thăm dò, chờ đợi… - Cái say đắm của cảm xúc buổi ban đầu khiến cả hai như “Chập chờn cơn tỉnh, cơn mê, …. vừa thấy gặp lâu thì không tiện bởi ngượng ngùng vừa thấy chân không thể cất bước để tạm biệt (rút về chỉn khôn). Chú ý phân tích các từ láy, từ ngữ miêu tả (như đã, còn e, chập chờn, cơn tỉnh, cơn mê), nghệ thuật đối (Người quốc sắc, kẻ thiên tài; Tình trong như đã, mặt ngoài còn e) thể hiện sự xứng đôi vừa lứa, vẻ đẹp lí tưởng của mối tình giữa một trang quốc sắc và một bậc thiên tài, cảm xúc mới mẻ, trong sáng của mối tình đầu, vừa mạnh mẽ, sôi nổi, mãnh liệt, vừa ngượng ngùng, kín đáo, e lệ.
+++ Cảnh chia tay đầy lưu luyến: Chú ý phân tích hình ảnh ánh mắt nghé theo khi khách đà lên ngựa của nàng Kiều (sử dụng gợi ý từ câu hỏi 6, phần Đọc hiểu), bút pháp tả cảnh ngụ tình trong hai câu kết (sử dụng kết quả trả lời câu hỏi 9, phần Đọc hiểu) để phân tích.
+ Khái quát chủ đề và đặc sắc nghệ thuật, ý nghĩa của đoạn trích:
- Nội dung: Qua cuộc gặp gỡ Kim Kiều trong tiết Thanh minh, tác giả thể hiện cảm hứng trân trọng, ngợi ca mối tình đầu chớm nở trong sáng, đẹp đẽ của Thuý Kiều và Kim Trọng. Đó là tiếng nói khẳng định và đồng tình với khát vọng tình yêu chân chính của con người. Đặt trong bối cảnh của xã hội phong kiến, đây là một cái nhìn cởi mở, tiến bộ của một trái tim nhân đạo sâu sắc.
- Một số đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích: miêu tả nhân vật bằng bút pháp ước lệ, lí tưởng hoá; bút pháp tả cảnh ngụ tình; nghệ thuật diễn tả tâm lí nhân vật tinh tế ngôn ngữ chính xác, điêu luyện,…
Đề bài 2: tình trong như đã mặt ngoài còn e ; đọc hiểu tình trong như đã mặt ngoài còn e ; trắc nghiệm tình trong như đã mặt ngoài còn e
- Bài làm cần đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận: mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt; thể hiện được suy nghĩ sâu sắc của cá nhân về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.
- Xác định đúng yêu cầu của đề: Suy nghĩ về sự tinh tế, khéo léo, tế nhị trong tình yêu đôi lứa.
- Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm. Học sinh có thể triển khai theo các cách khác nhau, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ luận điểm. Ví dụ:
+ Làm rõ vấn đề nghị luận: Thế nào là tinh tế, khéo léo, tế nhị trong tình yêu đôi lứa?
+ Nêu rõ quan điểm của bản thân về vấn đề nghị luận và lập luận để bảo vệ quan điểm: Trong thời hiện đại, tinh yêu đôi lứa có cần tinh tế, khéo léo, tế nhị không? Vì sao? Tinh tế, khéo léo, tế nhị có phải là thụ động trong tình yêu không?
+ Bài học rút ra về cách ứng xử của bản thân trong tình yêu đôi lứa.
DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU
lediem.net