Vậy đối với vết thương ngoài da thì bao lâu sẽ khỏi, cách chăm sóc vết thương như thế nào. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Vết thương ngoài da bao lâu thì khỏi?
Tùy vào từng loại vết thương và vị trí bị thương khác nhau mà có thời gian hồi phục khác nhau.
Vết thương trầy xước
Vết thương nhỏ, nông do bị trầy xước như đứt tay cho dùng dao, vết thương đầu gối cho va chạm đồ vật,... nếu không chảy nhiều máu và không bị tổn thương sâu thì sẽ liền lại nhanh chóng khoảng trong 5-15 ngày. Thời gian hồi phục sẽ tùy vào cách chăm sóc vết thương, cơ địa từng người cũng như chế độ ăn uống, sinh hoạt.
Vết thương cần khâu và cắt chỉ
Một số vết thương sâu có thể gặp do tai nạn giao thông, tai nạn lao động. Có một số trường hợp cần phải khâu lại để ngăn ngừa nhiễm trùng, cố định vết thương giúp vết thương nhanh lành hơn. Đối với vết thương cần khâu, bác sĩ có thể sử dụng chỉ tự tiêu hoặc chỉ không tiêu. Vết thương được khâu bằng chỉ tự tiêu thông thường sau 7-10 ngày, vết thương sẽ khô và liền miệng.
Đối với vết thương lớn và sâu hơn, cần phẫu thuật thì bác sĩ có thể sử dụng chỉ không tiêu. Điều này sẽ giúp bạn chế các biến chứng xảy ra. Sau khoảng 10-21 ngày thì vết thương có thể cắt chỉ. Việc cắt chỉ phải được tiến hành bởi bác sĩ chứ tuyệt đối không được tự ý cắt chỉ tại nhà, tránh các rủi ro không đáng có.
Vết thương nhỏ, nông ở ngoài da trong 5-15 ngày sẽ khỏi
Cách xử lý vết thương hở đã nhiễm trùng
Vết thương hở nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, nhiễm trùng hoặc hoại tử. Do đó, khi phát hiện ra vết thương hở nên cần được sơ cứu kịp thời để tránh các hậu quả đáng tiếc.
Trong trường hợp vết thương đã bị nhiễm trùng cần có phương pháp xử lý phù hợp như:
- Nếu tình trạng vết thương sưng nhẹ, cần vệ sinh với nước muối sinh lý 3 lần mỗi ngày, rồi nhẹ nhàng lau khô bằng bông y tế.
- Nếu vết thương đã khâu thì cần hạn chế tiếp xúc với nước để tránh gia tăng khả năng nhiễm trùng.
- Tới gặp bác sĩ để được can thiệp và điều trị kịp thời.
Các yếu tố có thể làm chậm quá trình lành thương
Có nhiều yếu tố dẫn đến quá trình làm lành vết thương ngoài da diễn ra chậm như:
- Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo làm cho người bệnh thiếu hụt các loại vitamin, khoáng chất và chất đạm. Các chất dinh dưỡng này rất quan trọng cho quá trình liền thương.
- Đối với người cao tuổi khả năng lành vết thương sẽ lâu hơn so với người trẻ.
- Những người bị bệnh đái tháo đường, điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch như corticoid hay người đang thực hiện hóa trị ung thư,... sẽ có thời gian hồi phục lâu hơn người bình thường.
- Vệ sinh, chăm sóc vết thương không đúng cách. Sử dụng các sản phẩm chứa cồn, oxy hóa,... làm ảnh hưởng đến mô hạt, cản trở quá trình làm lành vết thương.
Bí quyết chăm sóc vết thương ngoài da nhanh khỏi
Sát trùng vết thương sạch sẽ
Nguyên tắc đầu tiên khi chăm sóc vết thương ngoài da là sát trùng cẩn thận, tránh tình trạng nhiễm trùng. Bạn cần loại bỏ bụi bẩn ra khỏi vết thương bằng rửa bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý. Bạn có thể sử dụng Pen gắp thẳng không mấu hoặc pen gắp cong không mấu để gắp bông gòn thấm nước muối sinh lý lau chùi nhẹ vết thương, nếu có dị vật hay mảnh vỡ nhỏ đâm vào vết thương thì cần lấy chúng ra, giữ vết thương luôn sạch sẽ và khô thoáng.
Pen gắp thẳng không mấu này được sản xuất với thép inox không gỉ nên rất an toàn khi sử dụng. Sản phẩm thường được dùng để kẹp bông băng, rửa vết thương,... là dụng cụ cần thiết trong tủ thuốc mỗi gia đình.
Một số dung dịch kháng khuẩn được sử dụng phổ biến hiện nay như cồn 70 độ, oxy già, dung dịch Povidon iod,... Tuy nhiên khi sát khuẩn bằng dung dịch chứa cồn, oxy già sẽ gây xót da, có thể khiến vết thương lâu lành hơn do tổn thương các tế bào hạt hay nguyên bào sợi. Bên cạnh đó, đối với một số vết thương sâu hơn thì nên được sát khuẩn bằng kháng sinh, tuy nhiên khi sử dụng kháng sinh cần phải có chỉ định cụ thể của bác sĩ, không tự ý sử dụng.
Pen Gắp Thẳng Không Mấu
Dưỡng ẩm vết thương
Dưỡng ẩm vết thương, cung cấp dưỡng chất sẽ giúp vết thương nhanh chóng liền lại. Do đó, dưỡng ẩm vết thương sau khi sát trùng là rất quan trọng. Việc làm này còn giúp hạn chế để lại sẹo trên da, giúp da đều màu nhanh hơn khi vết thương đã lành.
Bên cạnh các loại kem dưỡng ẩm, bạn có thể dưỡng ẩm vết thương sau khi lành bằng các nguyên liệu tự nhiên như lô hội, dầu dừa,...
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Bổ sung một số chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ là một yếu tố giúp vết thương chóng lành. Nên ăn các thực phẩm giàu vitamin C như ổi, bưởi, cam,... để tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế nhiễm trùng vết thương.
Bạn cũng nên kiêng các thực phẩm có nguy cơ để lại sẹo như rau muống, thịt bò, thịt gà, nếp, xôi,... Với một số người bệnh, cần kiêng ăn hải sản vì sẽ có nguy cơ gây dị ứng.
Kiêng các thực phẩm từ nếp để tránh để lại sẹo
Hy vọng qua bài viết, mỗi người cần chủ động trong việc sơ cứu và vệ sinh vết thương thật sạch. Nếu vết thương có dấu hiệu bất thường cần phải đến bác sĩ để kiểm tra và chẩn đoán chính xác tình trạng.
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp