Bệnh FIP (Feline Infectious Peritonitis) ở mèo là một trong những căn bệnh nghiêm trọng và khó chữa trị nhất, được ví như "án tử" đối với loài mèo. Trong bài viết này, hãy cùng PETKIT VIỆT NAM tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân gây bệnh FIP, các dấu hiệu bệnh FIP ở mèo, phương pháp chẩn đoán và điều trị để phòng ngừa hiệu quả. Thông qua đó, hy vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về căn bệnh này và biết cách bảo vệ mèo cưng của mình một cách tốt nhất.
1. Nguyên nhân mèo bị FIP?
Bệnh FIP ở mèo là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm do virus corona ở mèo (Feline Coronavirus - FCoV) gây ra. Mặc dù FCoV khá phổ biến và thường chỉ gây ra tiêu chảy nhẹ tự khỏi, FIP lại là một biến thể hiếm gặp của virus này với tỷ lệ tử vong cao đến 98%.
FCoV thường lây truyền qua phân của mèo và phổ biến ở những nơi có mật độ mèo cao và vệ sinh kém. Có hai dạng chính của FCoV:
Virus Corona đường ruột (FECV) là một loại virus gây nhiễm trùng đường ruột ở mèo. Đây là một dạng virus khá phổ biến và thường không gây ra các triệu chứng nghiêm trọng. Khi nhiễm FECV, mèo có thể không biểu hiện triệu chứng gì hoặc chỉ gặp các triệu chứng nhẹ như tiêu chảy thoáng qua.
Virus viêm phúc mạc truyền nhiễm (FIPV) là một biến thể nguy hiểm của virus corona đường ruột ở mèo (FECV). FIPV gây ra bệnh viêm phúc mạc truyền nhiễm ở mèo (FIP) - căn bệnh nghiêm trọng với các biểu hiện lâm sàng nặng nề và tiên lượng xấu. FIPV có khả năng lây lan và tấn công nhiều cơ quan trong cơ thể mèo, bao gồm gan, phổi, ruột và đặc biệt là màng phúc mạc (lớp màng bao bọc các cơ quan trong ổ bụng). Bệnh này có thể lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mèo bệnh, đặc biệt là phân và nước bọt.
Bệnh FIP ở mèo tồn tại ở hai dạng: "Khô" và "Ướt". Mèo mắc bệnh có thể biểu hiện triệu chứng của một trong hai dạng này hoặc kết hợp cả hai. Khi mèo nhiễm FIP ở cả hai dạng, các triệu chứng thường trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian.
2. Dấu hiệu bệnh FIP ở mèo
2.1 Triệu chứng chung
Triệu chứng bệnh FIP ở mèo trong giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu rõ ràng. Trong một số trường hợp, mèo có thể bị tiêu chảy hoặc nôn mửa, nhưng những triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với các bệnh đường ruột thông thường.
Biểu hiện bệnh FIP ở mèo có thể có những triệu chứng như thờ ơ, chán ăn hoặc bỏ ăn, sụt cân và sốt.
Sau một thời gian, các triệu chứng khác bắt đầu xuất hiện, thường là sau vài ngày đến vài tuần kể từ khi mèo bị nhiễm bệnh. Lúc này, mèo sẽ phát sinh 2 dạng biểu hiện của FIP thể khô và FIP thể ướt.
2.2 Triệu chứng FIP theo thể khô
Ngoài những triệu chứng chung như thờ ơ, chán ăn, FIP thể khô gây viêm mãn tính ở nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể mèo. Được biết đến, 30% trường hợp ảnh hưởng đến mắt, 30% ảnh hưởng đến não và 40% ảnh hưởng đến các cơ quan như thận, gan, phổi,...
Đặc biệt, khoảng 35% số mèo mắc FIP thể khô có các triệu chứng liên quan đến hệ thần kinh, bao gồm thay đổi hành vi, co giật, rối loạn vận động hoặc đi đứng không vững.
FIP ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của nhiều cơ quan trên cơ thể mèo
2.3 Triệu chứng FIP theo thể ướt
Sưng bụng do dịch màng phúc mạc tích tụ: Điều này làm cho mèo khó thở và thở nhanh. Nguyên nhân của hiện tượng này là do virus gây viêm mạch máu, dẫn đến dịch từ mạch máu rỉ ra vào khoang ngực và bụng.
Vàng da và sốt: Mèo có thể xuất hiện da vàng, niêm mạc nhợt nhạt, thường kèm theo sốt cao. Nước tiểu có màu vàng cũng là một triệu chứng phổ biến. Chất lỏng tích tụ cho virus gây ra sẽ có màu vàng, có thể dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác như bệnh gan hoặc ung thư.
3. Làm sao để chẩn đoán chính xác mèo bị FIP?
Các dấu hiệu của bệnh FIP vẫn chưa đủ để phát hiện ra chứng bệnh. Nếu mèo của bạn có những triệu chứng của bệnh, hãy đến ngay các cơ sở thú y gần nhất để thực hiện các chẩn đoán kịp thời:
Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ cẩn thận quan sát và ghi nhận các triệu chứng mà mèo biểu hiện, bao gồm sốt, sụt cân, chán ăn, vàng da, dịch tiết bất thường,... để đưa ra chẩn đoán ban đầu.
Xét nghiệm sinh lý, sinh hóa máu: Xét nghiệm này giúp đánh giá tình trạng tổng thể của cơ thể mèo, bao gồm số lượng tế bào máu, chức năng gan, thận,... từ đó cung cấp thêm thông tin hỗ trợ chẩn đoán. Ngoài ra, nồng độ protein, albumin, globulin,... trong máu cũng có thể là manh mối quan trọng để phát hiện FIP.
X-quang: Hình ảnh X-quang có thể giúp phát hiện dịch xoang ngực, một dấu hiệu thường gặp ở mèo mắc FIP thể ướt.
Rút dịch kiểm tra và đánh giá dựa vào tính chất dịch: Rút dịch từ các khoang cơ thể (bụng, ngực) và phân tích tính chất dịch (độ nhớt, màu sắc, tỷ trọng protein) là phương pháp quan trọng để chẩn đoán FIP, đặc biệt là thể ướt.
>> Xem thêm: Bệnh FIP của mèo có lây không?
4. Yếu tố nguy cơ khiến mèo dễ bệnh viêm phúc mạc
Là một căn bệnh mang lại tỉ lệ tử vong cao, việc đề phòng các nguy cơ nhiễm bệnh cho mèo là điều cần phải chú ý hơn bao giờ hết. Để tránh việc mèo nhà mình bị nhiễm bệnh FIP, bạn cần xem xét các yếu tố sau đây:
Di truyền: Một số giống mèo thuần chủng như Bengal, Xiêm, Maine Coon có tỷ lệ mắc FIP cao hơn so với các giống mèo khác do yếu tố di truyền.
Độ tuổi: Mèo con và mèo già là hai nhóm đối tượng dễ mắc FIP nhất. Mèo con có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, còn mèo già sức đề kháng suy yếu, khiến chúng dễ bị virus tấn công và phát triển thành bệnh.
Hệ miễn dịch: Những chú mèo có hệ miễn dịch kém do mắc các bệnh lý khác như viêm dạ dày ruột, tiểu đường, hoặc đang trong giai đoạn phục hồi sau phẫu thuật, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch,... có nguy cơ cao mắc FIP hơn.
Môi trường sống: Môi trường sống chật hẹp, đông đúc, thiếu vệ sinh, hoặc thường xuyên tiếp xúc với nhiều mèo khác là điều kiện lý tưởng cho virus FCoV lây lan và biến đổi thành FIP.
Ngoài ra, một số yếu tố khác như stress, chế độ dinh dưỡng thiếu hụt, thay đổi môi trường sống đột ngột cũng có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của mèo và làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
>> Xem thêm: Bệnh FIP ở mèo ủ bệnh bao lâu?
Có nhiều yếu tố nguy cơ khiến mèo dễ mắc FIP
5. Bệnh FIP ở mèo có chữa được không?
Viêm phúc mạc truyền nhiễm ở mèo (FIP) có tỷ lệ tử vong cao. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, khả năng hồi phục hoàn toàn của mèo là vô cùng thấp. Trong khi đó tỉ lệ tử vong có thể lên đến 98%. Hiện tại thì FIP ở mèo không có thuốc đặc trị và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, tin vui là nếu được phát hiện sớm ở giai đoạn đầu khi chỉ bị nhiễm virus FCoV và được đưa đến cơ sở điều trị uy tín, mèo vẫn có cơ hội được cứu chữa.
Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn, bạn vẫn có thể giúp mèo giảm bớt sự khó chịu và đau đớn bằng các loại thuốc chống viêm (corticosteroid) và thuốc ức chế miễn dịch (cyclophosphamide) theo chỉ định của bác sĩ thú y.
Cần gia tăng chất lượng cuộc sống của mèo bằng các biện pháp như: tăng cường chế độ dinh dưỡng, bổ sung các thực phẩm hỗ trợ sức đề kháng, đảm bảo mèo được sống trong môi trường sạch sẽ, thoải mái và cải thiện sức khỏe tâm lý cho mèo (như cho mèo vui chơi, khen thưởng thường xuyên hơn) để mèo tăng khả năng chống chọi với bệnh.
Chữa bệnh FIP ở mèo như thế nào?
Viêm phúc mạc truyền nhiễm (FIP) ở mèo là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, do đó việc nắm rõ các dấu hiệu của bệnh FIP là vô cùng quan trọng để kéo dài thời gian sống cho pet yêu. Bên cạnh việc theo dõi các dấu hiệu lâm sàng, bạn cũng nên chú ý đến những thay đổi về hành vi và tính cách của mèo. Nếu phát hiện bất kì dấu hiệu bệnh FIP ở mèo nào, hãy đưa mèo đi khám bác sĩ thú y ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.
Petkitstore.vn chúc mèo nhà bạn luôn khỏe mạnh và chiến thắng bệnh FIP!
>> Xem thêm: Bệnh FIP ở mèo sống được bao lâu?
>> Xem thêm: Mèo bị nấm da là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị dứt điểm
>> Xem thêm: Bệnh FIP ở mèo lây qua đường nào?
>> Xem thêm: Máy dọn vệ sinh mèo tự động Petkit Pura Max 2 mới ra mắt