I. Chó Shiba gì gì?
1. Nguồn gốc
Chó Shiba hay tên đầy đủ hơn là Shiba Inu, là một trong những giống chó lâu đời nhất của Nhật Bản. Theo như nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng, chó Shiba đã bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên.
Hình ảnh chó Shiba Inu
Ban đầu, giống chó này được nuôi để săn bắt những con vật nhỏ như là thỏ, gà, chim,... Sau này, chúng gần như suýt nữa bị tuyệt chủng kể từ khi kết thúc thế chiến thứ II do tình trạng thiếu thực phẩm và cộng thêm dịch bệnh sau chiến tranh. Những con chó sau này được tạo ra chỉ từ ba dòng máu còn sống sót bao gồm giống chó Shinshu Shiba từ tỉnh Nagano, giống chó Mino Shiba từ tỉnh Gifu, và giống chó San'in Shiba từ tỉnh Tottori và tỉnh Shimane.
Câu lạc bộ chó giống của Nhật Bản được thành lập vào năm 1948 và tiêu chuẩn về giống chó Shiba Inu được soạn thảo bởi Nihon Ken Hozonkai, được cả Câu lạc bộ chó giống Nhật Bản và Liên đoàn Cynologique Internationale thông qua.
Về sau này, một gia đình phục vụ người Mỹ đã mang những chú chó Shiba Inu đầu tiên vào Hoa Kỳ kể từ năm 1954, thế nhưng có rất ít tài liệu khác về giống chó này cho đến những năm 1970. Lứa chó đầu tiên của Hoa Kỳ được sinh ra vào năm 1979.
2. Đặc điểm ngoại hình
- Thân hình: Giống chó Shiba sở hữu một thân hình chắc chắn, với bộ lông dày dặn bảo vệ chúng khỏi môi trường bên ngoài, kể cả khi mùa đông lạnh giá đến. Đôi tai dày, có lông, phần đuôi cong lên vô cùng đặc trưng và dễ nhận biết. Ngoài ra, chúng sở hữu thể chất đáng kinh ngạc, đôi chân nhanh nhẹn, linh hoạt.
- Về kích thước:Con đực trưởng thành thường có chiều cao từ 37-40cm, nặng khoảng 11kg. Còn con cái thường có chiều cao từ 33-36cm, nặng khoảng 9kg, nhỏ hơn một chút so với con đực.
- Về màu sắc: Màu lông của giống chó mặt cười rất đa dạng và phong phú. Chúng sở hữu những bộ lông có các màu sắc phổ biến như là màu đỏ, màu đen, màu nâu hoặc màu vừng. Do có hai lớp lông, lớp lông phía trong cùng cũng mang nhiều màu sắc độc đáo như là màu kem, màu xám hoặc màu trắng.
- Về khuôn mặt: Giống chó Shiba sở hữu một khuôn mặt cân đối, ưa nhìn, vô cùng đáng yêu. Đôi tai của chúng hay cong lên để nghe ngóng, cái mõm thuôn dài, có màu đen cùng với đôi mắt sáng vô cùng lanh lợi.
Khuôn mặt chó Shiba cười hạnh phúc
3. Đặc điểm tính cách
Giống chó Shiba Inu có tính cách vô cùng tốt bụng, lanh lợi và dạn dĩ. Chúng có ý chí vô cùng mạnh mẽ và tự tin, và thường thích tự mình làm tất cả mọi việc. Shiba vô cùng trung thành và sống rất tình cảm với gia đình của mình nhưng lại có xu hướng nghi ngờ người lạ và cảnh giác cao độ.
Loại chó này rất phù hợp để canh gác, mặc dù đôi khi chúng có thể hung dữ, tỏ ra ích kỷ đối với thức ăn, đồ chơi hoặc lãnh thổ của mình, thậm chí không phải lúc nào cũng hòa đồng với những con chó khác trong nhà. Nhìn chung, giống chó Shiba thông minh, nhưng huấn luyện chúng không giống như huấn luyện với giống chó khác. Chúng khá là ương bướng và khó chiều, thỉnh thoảng sẽ không tuân theo mệnh lệnh của bạn.
4. Một số đặc điểm khác
- Chó Shiba rất thích tự làm sạch lông của mình, mặc dù chúng thường rụng lông rất nhiều cứ mỗi 2 lần/năm.
- Shiba Inu là một giống chó thông minh và học hỏi rất nhanh. Tuy nhiên, liệu chúng có chọn làm theo những gì mà bạn yêu cầu hay không thì lại là một vấn đề khác. Nhiều người thường hay mệt mỏi và chán nản mỗi khi phải huấn luyện giống chó độc đáo này.
- Shiba mặc dù có kích thước nhỏ nhưng vẫn cần nhiều chỗ để có thể chơi đùa. Bạn nên thiết kế một không gian rộng lớn, có hàng rào bảo vệ để chúng có thể yên tâm vui chơi bên trong.
- Giống chó Shiba Inu có thể hung dữ với những con chó khác và sẽ đuổi theo những con vật nhỏ như là mèo, thỏ mà chúng coi là con mồi.
- Loài chó này có xu hướng sở hữu rất cao, đặc biệt là đồ chơi, thức ăn và sân chơi của chúng. Vậy nên, chúng không thích bị chia sẻ với những thú nuôi khác trong nhà.
- Tuổi thọ của chó Shiba nếu được chăm sóc tốt sẽ vào khoảng 12-15 năm. Nói chung, đây là giống chó rất khỏe mạnh nhưng vẫn có nguy cơ mắc phải các bệnh truyền nhiễm nếu không được để ý đúng cách.
II. Giá chó Shiba thuần chủng là bao nhiêu?
Giá bán của giống chó Shiba Inu phụ thuộc nhiều vào độ thuần chủng, nguồn gốc cũng như nơi được nhập khẩu. Với mỗi nguồn gốc khác nhau sẽ có một mức giá khác nhau, bạn có thể tham khảo ngay dưới đây:
1. Giá chó Shiba được nhân giống ở Việt Nam
Những chú chó Shiba nếu được nhân giống tại Việt Nam sẽ có mức giá dao động từ 15-20 triệu đồng. Tuy nhiên bạn sẽ không có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc và kiểm định, bởi chúng không phải là giống chó thuần chủng Nhật Bản. Còn nếu bạn muốn mua chú chó Shiba nhân giống trong nước mà đủ giấy tờ thì mức giá sẽ dao động từ 25-30 triệu.
2. Giá chó Shiba được nhập khẩu từ Thái Lan, Trung Quốc
Những chú chó Shiba được nhập khẩu từ thị trường Thái Lan hoặc Trung Quốc sẽ có mức giá khá cao, từ 30-50 triệu đồng. Tuy nhiên những chú chó này sẽ có đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết chứng minh nguồn gốc, giấy kiểm định sức khỏe,... theo tiêu chuẩn quốc tế.
3. Giá chó Shiba được nhập khẩu từ Nhật Bản
Những chú chó được nhập khẩu từ chính thị trường Nhật Bản sẽ có mức giá vô cùng đắt đỏ, dao động trong khoảng từ 50-80 triệu đồng. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm bởi chất lượng, nguồn gốc cũng như mức độ thuần chủng của những chú chó này. Chúng có đầy đủ giấy tờ cần thiết và hoàn toàn đáp ứng tất cả tiêu chí kiểm định theo quy định.
4. Có nên chó Shiba giá rẻ?
Nếu chó Shiba được bán với giá rẻ hơn từ 1-3 triệu đồng so với thị trường thì rất có thể đó là chó Shiba con từ những hộ nuôi nhỏ, lẻ. Những chú chó này vẫn có chất lượng ổn định nhưng thường chế độ bảo hành sẽ không tốt như các cửa hàng thú cưng.
Còn nếu chó Shiba thuần chủng được rao với các mức giá chỉ 2 triệu, 5 triệu hoặc thậm chí dưới cả 1 triệu thì có thể là lừa đảo, giống chó kém chất lượng, mang mầm bệnh,... Cún không rõ nguồn gốc còn có thể ảnh hưởng đến tính cách và khó dạy dỗ sau này. Vậy nên, bạn hãy cân nhắc trước khi quyết định mua chúng.
Chó Shiba lai Corgi
III. Các màu lông chó Shiba
1. Chó Shiba màu vàng/ đỏ
Màu vàng ánh đỏ là màu chủ đạo của giống chó này. Trong tiếng Nhật, “Shiba” tức là cây cọ, còn con chó là “inu”. Cây cọ mùa thu có màu vàng đỏ tương đồng với màu lông này, vậy nên chúng mới có cái tên như thế.
2. Chó Shiba màu vừng
Là màu khá hiếm ở chó Shiba. Trên thân chúng có màu lông trắng và lông vừng theo tỷ lệ bằng nhau. Chó Shiba thuần chủng không thể có nhiều hơn 50% màu lông đen trên cơ thể.
3. Chó Shiba màu đen điểm tan
Toàn thân chúng chủ yếu là màu đen, trên khuôn ngực, má, mõm, mặt trong của 4 chân, đuôi và bên trong tai đều có màu trắng. Cùng với đó, lớp lông màu nâu nhấn nhá gần mũi mắt và tai, chân, ngực. Ba màu này phân bổ khá hài hòa, nhìn khá ấn tượng bởi mảng lông nhỏ trắng trên mắt.
4. Chó Shiba màu kem
Đây là một màu khá hiếm. Màu kem trắng còn được gọi là Urajiro. Màu này xuất hiện ở các bộ phận sau trên tất cả các vùng lông: hai bên mõm, má, trong tai, hàm dưới, họng, bên trong chân, trên bụng và trong đuôi. Tuy là màu đẹp, nhưng màu kem không được hiệp hội chó giống Mỹ công nhận. Ngược lại, theo tiêu chuẩn giống chó Anh, người ta chấp nhận lớp lông màu kem này
5. Chó Shiba màu trắng
Là màu trắng tinh khiết không bị pha tạp thêm bất cứ màu khác nào.
IV. Cách chăm sóc cho giống chó Shiba
1. Chó Shiba thích ăn gì?
Giống chó Shiba Inu khá thoải mái trong chuyện ăn uống, bạn chỉ cần đảm bảo cung cấp cho chúng đầy đủ chế độ dinh dưỡng thật hợp lý và có dưỡng chất. Thức ăn của chúng cần có đủ protein, chất béo, đạm, canxi, vitamin và các loại khoáng chất.
Khi chú chó của bạn được từ 5-6 tháng tuổi trở lên thì khẩu phần ăn bạn cần tăng lên cũng như bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm giàu dinh dưỡng khác như rau củ, xương ống,... Ngoài ra, bạn cũng có thể cho chó Shiba ăn thức ăn khô với khẩu phần ăn từ 1-1,5 chén/ngày.
2. Chăm sóc bộ lông
Bộ lông của giống chó Shiba rất bóng mượt, dày dặn và dễ chăm sóc, nó bao gồm hai lớp: Lớp lông trên ngắn, dày và thẳng, và lớp lông trong cùng thì mềm, chịu được thời tiết lạnh giá. Bộ lông hai lớp này sẽ giúp bảo vệ chúng khỏi cái lạnh và ẩm ướt của thời tiết khắc nghiệt. Bạn cần chải lông cho chúng thường xuyên để ngăn ngừa tình trạng rụng lông bừa bãi.
3. Tắm rửa
Bạn cần cho chú chó Shiba Inu của mình được tắm rửa khoảng ba tháng một lần để giữ cho chúng trông sạch sẽ và thơm tho, không nên cho chúng tắm quá nhiều bởi như thế sẽ khiến bộ lông của chúng bị khô, ảnh hưởng đến làn da. Khi tắm cho chúng, hãy sử dụng các loại dầu gội dành riêng cho chó để giúp việc tắm rửa được thuận lợi.
4. Chăm sóc răng miệng
Hãy đánh răng thường xuyên cho chú chó Shiba của bạn ít nhất hai hoặc ba lần mỗi tuần để loại bỏ sự tích tụ cao răng và vi khuẩn sâu bên trong miệng. Việc này sẽ giúp ngăn ngừa bệnh nướu răng và hôi miệng có thể xảy ra.
5. Cắt tỉa móng
Cắt móng một hoặc hai lần mỗi tháng nếu chú chó Shiba Inu của bạn không bị mòn móng một cách tự nhiên. Móng tay ngắn được cắt tỉa gọn gàng sẽ giúp bàn chân của chúng luôn trong tình trạng tốt và giúp cơ thể bạn không bị trầy xước khi chơi đùa cùng với chú chó của bạn.
6. Vệ sinh tai
Tai của giống chó Shiba khá to và hay vểnh lên để nghe ngóng, do đó chúng nên được kiểm tra hàng tuần để xem có mẩn đỏ hoặc có mùi hôi hay không, bởi đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Hãy lau sạch tai cho chúng bằng một miếng bông được làm ẩm với dung dịch vệ sinh tai nhẹ nhàng, cân bằng độ pH để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
V. Cách huấn luyện giống chó Shiba
Giống chó Shiba Inu là giống chó vô cùng thông minh và nhanh nhẹn. Do đó chúng có thể học được nhiều kỹ năng huấn luyện từ cơ bản cho đến nâng cao như: Bắt tay, đứng yên, nằm xuống, ngồi, chào, giữ nhà, đánh hơi tìm đồ vật, dắt người tàn tật, bảo vệ,…
Tuy nhiên chúng thỉnh thoảng vẫn thường hay trái lệnh của bạn trong quá trình ra lệnh, bạn cần lưu ý một số điều cơ bản sau đây để việc huấn luyện trở nên tốt hơn:
- Không sử dụng bạo lực hoặc quát mắng để ép buộc chú chó Shiba của bạn phải nghe lời.
- Sau mỗi một khẩu lệnh, nếu chú chó của bạn làm tốt thì hãy thưởng một miếng thức ăn cho chúng để tạo thành phản xạ có điều kiện. Còn nếu chúng chưa làm được thì bạn cần kiên nhẫn để chỉ dẫn dần dần
- Luôn để tâm trạng của chú chó Shiba được thoải mái nhất có thể, giúp chúng chạy nhảy, tập thể dục nhằm ngăn ngừa nguy cơ bị stress, khó chịu trong cơ thể.
- Các bài tập huấn luyện cần thực hiện theo mức độ từ dễ cho đến khó, đòi hỏi bạn cần hết sức kiên nhẫn với chú chó của mình.