Viêm tai là tình trạng khá phổ biến xuất hiện trên chó, mèo.
Đây là một căn bệnh không quá nguy hiểm, tuy nhiên nó lại gây ra sự hoang mang, lo lắng cho chủ nhân và sự khó chịu, phiền phức ” không hề nhẹ” đối với chính bản thân chúng.
Vậy viêm tai là gì? Nguyên nhân do đâu? Hay cách phòng và trị bệnh như thế nào? Tất cả sẽ được chúng tôi chia sẻ ngắn gọn trong bài viết dưới đây.
1- NGUYÊN NHÂN GÂY RA VIÊM TAI
Có rất nhiều các nguyên nhân gây ra bệnh viêm tai ở chó mèo như:
- Bị các loại động vật kí sinh ở tai như rận tai,bọ chét, ve, chúng đục khoét gây khó chịu đồng thời con vật gãi xước dễ xảy ra việc nhiễm trùng tai, viêm tai
- Bị ngoại vật tác động: bụi bẩn, lông tai mọc kín, lâu ngày không được vệ sinh hoặc các dị vật làm tổn thương tai
- Nhiễm trùng trùng tai do vi khuẩn xâm nhập, đặc biệt với những con có sức đề kháng kém thì tình trạng sẽ nặng hơn.
- Quá trình tắm rửa không lau sấy kĩ, đọng nước, xà phòng ở tai.
- Do môi trường chứa mầm bệnh, quá trình tiếp xúc với các con bị bệnh khác.
2- BIỂU HIỆN CỦA VIÊM TAI:
- Chó bị viêm tai thường bị ngứa, khó chịu, gãi liên tục không ngừng ở phần tai và phần đầu
- Ở tai xuất hiện dịch, mủ vàng, các mảng bám ẩm ướt có mùi hôi tanh.
- Một số trường hợp nhẹ hơn thì trong tai, vành tai sưng đỏ.
- Trường hợp chó bị viêm tai chảy mủ sẽ khiến chúng rất khó chịu, hung dữ hơn mọi ngày. Nhiều chú chó thì rất mệt mỏi, chỉ một mình một góc mà thôi mà không chịu vận động hay tiếp xúc xung quanh.
3- PHÒNG BỆNH- TRỊ BỆNH
- Thực hiện tốt công tác phòng, trị ve rận, các bạn có thể tham khảo tại:https://thuymydinh.vn/2020/11/14/kiem-soat-ve-bo-chet-o-cho-meo/
- Vệ sinh tai bằng bông mềm, tránh dùng các vật cứng gây xước da.
- Duy trì chế độ ăn uống khoa học giúp chúng đề kháng tốt với các nhân tố gây bệnh.
- Định kì kiểm tra rận tai để ngăn chặn kịp thời- Điều này có thể thực hiện bằng phương pháp soi kính tại phòng khám thú y.
Khi phát hiện vật nuôi của bạn có những triệu chứng của viêm tai, hãy đưa ngay đến các cơ sở thú y để được chẩn đoán, xác định mức độ và phác đồ điều trị hiệu quả nhất.
- Có thể sử dụng một số loại thuốc nhỏ tai để điều trị.
- Các trường hợp viêm tai nặng cần bổ sung thêm các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm.
Mọi thắc mắc của bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua:
Bệnh viện thú y (Toà nhà 4 tầng), ngõ 64 phố Ngô Xuân Quảng, TT. Trâu Quỳ, H. Gia Lâm, TP. Hà Nội
Hotline: 02435.145.145 - 0399.065.115