Hằng năm, khi hè đến từng chùm hoa phượng nở đỏ rực khắp một góc sân trường, khiến nhiều người liên tưởng đến quãng thời gian học sinh của mình. Tuy nhiên, loài hoa này còn mang nhiều ý nghĩa khác và tác dụng hữu ích trong cuộc sống thường ngày. Vậy Hoa Phượng có mấy cánh? Hoa phượng có màu gì hay ý nghĩa của Hoa Phượng nhé!
Nguồn gốc của hoa Phượng
Phượng hay phượng vĩ, phượng vỹ, xoan tây, điệp tây (danh pháp hai phần: Delonix regia) (họ Fabaceae), tên gọi trong tiếng Trung là (phượng hoàng mộc), (kim phượng, tên Tiếng Anh là: Flamboyant, Royal poinciana và Mohur tree.
Phượng vĩ có nguồn gốc từ đất nước Madagascar, cây được tìm thấy trong các cánh rừng ở miền tây Malagasy. Trong điều kiện hoang dã, Phượng vĩ là loài cây đang nguy cấp, nhưng được con người trồng phổ biến ở nhiều nơi. Phượng vĩ được người Pháp du nhập vào Việt Nam và trồng khoảng những năm cuối thế kỷ 19 ở các thành phố lớn như Đà Nẵng, Hải Phòng, Sài Gòn.
Ngoài có giá trị cây cảnh, nó còn có tác dụng tạo bóng râm trong điều kiện nhiệt đới vì thông thường nó có thể cao khoảng 5m, đôi khi có thể cao tới 12m nhưng có tán lá rộng và các tán lá dày đặc của cây tạo ra những bóng mát.
Trong những khu vực với mùa khô rõ nét, phượng sẽ rụng lá trong thời kỳ khô hạn, nhưng ở những khu vực khác thì đây là loài cây thường xanh. Cánh hoa của phượng vĩ khá lớn, dài tới 8 cm.
Quả là loại quả đậu, khi chín có màu nâu sẫm, dài tới 60cm và rộng khoảng 5cm, các hạt riêng rẽ thì lại nhỏ và cân nặng trung bình chỉ khoảng 0,4 g, cỡ hai ngón tay út nhưng ăn rất bùi và ngon.
Lá phức nhìn giống như lông chim, có màu lục sáng đặc trưng. Mỗi lá dài khoảng 30-50 cm và có 20 - 40 cặp lá chét sơ cấp hay lá chét lông chim lớn và mỗi lá chét lông chim lớn lại được chia thành 10-20 cặp lá chét thứ cấp hay lá chét con.
Phượng vĩ ưa khí hậu nhiệt đới hay cận nhiệt đới nhưng cây cũng có thể chịu được các điều kiện khô hạn và đất mặn. Cây tái sinh hạt và chồi rất mạnh mẽ, cây phát triển ven biển, đồi núi, trung du, đồng bằng.
Một nhược điểm của phượng là tuổi thọ không cao: cây trồng trên đường phố chỉ khoảng 30 năm là đã già cỗi, thân có dấu hiệu mục rỗng, sâu bệnh và bị nấm tấn công. Còn cây trồng ở công viên, trường học thì tuổi thọ cao hơn nhưng cũng chỉ từ 40-50 năm tuổi.
Ở Việt Nam, cây được trồng ở khắp các tỉnh thành phố lớn tại các khu vực trường học hay trồng làm cây công trình. Vì vậy, hoa phượng là loài hoa gắn liền với ký ức tuổi học trò, khi trưởng thành, cứ mỗi khi hè tới, nhìn những chùm hoa phượng vĩ đỏ rực cả góc trời làm ai cũng nao nao, bồi hồi nhiều cảm xúc nhớ lại quãng thời gian đẹp được học tập trên ghế nhà trường.
Hoa Phượng có mấy cánh? Hoa Phượng có màu gì?
Mùa hoa phượng vĩ nở là từ tháng 4 đến tháng 6, tùy thuộc vào điều kiện khí hậu nơi trồng. Hoa phượng vĩ thường nở thành từng chùm lớn có chiều dài từ 20-50cm đó. Hoa phượng nở thưa cánh và xòe rộng. Những hoa lớn khi nở có những cánh tràng có cuống dài. Mép cánh hoa hơi nhăn và nhị của hoa có bao phấn con con màu đỏ.
Nếu bạn thắc mắc hoa Phượng có mấy cánh thì câu trả lời là hoa có 4 cánh dài và cánh hoa thứ 5 mọc thẳng bên trong. Cánh hoa bên trong có kích thước lớn hơn 4 cánh bên ngoài và có lốm đốm màu trắng hoặc vàng.
Vậy hoa phượng có màu gì? Hoa phượng không chỉ duy nhất màu đỏ mà còn có màu vàng và màu tím. Trong đó hoa phượng đỏ là loại hoa đặc trưng và được mọi người ưa chuộng nhất. Loài hoa này cũng mọc nhiều và rộng rãi nhất ở khắp Việt Nam.
Ý nghĩa của hoa Phượng
Hiện nay phượng vĩ là loài cây được trồng rộng khắp từ miền Bắc vào miền Nam nước ta trên vỉa hè, công viên, trường học. Đặc biệt nhất là ở thành phố Hải Phòng, nơi đây được gọi là thành phố hoa phượng.
Sỡ dĩ được gọi với tên Phượng Vỹ là vì cánh hoa trông rất giống đuôi chim Phượng. Nhất là các lá non cũng rất giống đuôi của loài chim phượng. Hoa mang trong mình biết bao kỷ niệm tuổi học trò vì hoa ở vào giai đoạn kết thúc năm học, báo hiệu một sự chia tay, tạm xa mái trường cùng thầy cô, bạn bè.
Hoa Phượng Vỹ khi còn trong nụ, nó tượng trưng cho mối tình học trò e ấp chưa kịp gọi tên đã phải chia tay. Để nỗi nhớ dài đăng đẵng và đến khi có dịp nhắc lại, tình yêu “gà bông” ấy lại ùa về với bao nỗi niềm.
Có những người qua mùa hoa Phượng sẽ tìm thấy nhau nhưng có những người lạc nhau giữa muôn vàn cánh hoa rơi rụng. Phượng tỏa hương rất khác biệt với các loài hoa khác. Nó hăng hăng, chua chua nhưng không gắt như trái me, trái sấu mà man mác đượm buồn một nỗi niềm hoài vọng xa xôi. Hoa phượng được xem như biểu tượng của tình yêu học trò thơ ngây, mơ mộng.
Hoa phượng cũng thường được nhiều bạn học sinh ép thành những con bướm xinh đẹp trong sách, vở. Đây được xem là một kỷ niệm lưu bút đẹp và đầy ý nghĩa khi còn học dưới mái trường thân yêu. Do thế, nhiều người đã gọi phượng vĩ với cái tên thân thương là hoa học trò.
Tác dụng của cây hoa phượng
Cây hoa phượng là một loài cây có khá nhiều tác dụng khác nhau, hãy cùng Chậu cây xuất khẩu tìm hiểu nhé!
Bóng mát
Đây có lẽ là tác dụng chính của cây hoa phượng vì phượng vĩ có tán lá rộng và bao phủ một diện tích không gian lớn. Do đó, cây có thể trồng vì mục đích che nắng và làm mát không gian. Vào những ngày hè nóng bức mà được ngồi dưới gốc cây phượng vĩ là một điều thú vị.
Tạo cảnh quan
Cây phượng vĩ còn giúp tạo cảnh quan cho đô thị ở các công trình. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh đỏ rực của hoa phượng tại công viên, trường học, bệnh viện,… Hầu như rất nhiều công trình xây dựng thường lựa chọn loại cây này để tạo không gian thoáng mát. Cây phượng vĩ cũng giúp môi trường được trong sạch và lành mạnh hơn.
Chắn gió và lấy gỗ
Cây hoa phượng lâu năm có thân cây to cao cùng phần cành lá xoè rộng giúp chắn gió tốt trong những ngày mưa bão. Do vậy, nhiều người chọn trồng phượng vĩ tại các khu vực nhiệt đới hay một số nơi gần biển có nhiều giông bão để che chắn gió. Bên cạnh đó, phần thân cây cũng dùng để lấy gỗ gia công các vật dụng khác.
Trong y học
Nhiều nghiên cứu cho rằng rễ và vỏ thân cây hoa phượng vĩ có thể làm thuốc hạ sốt. Trong Đông y thì nhiều người điều chế thành thuốc để bán ra thị trường. Bên cạnh đó, vỏ và hoa phượng còn dùng làm tinh dầu xoa bóp, giảm căng thẳng,…
Cách chăm sóc hoa phượng đỏ
Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc hoa phượng đỏ để cây được phát triển tốt. Cụ thể như sau:
Về đất trồng
Cây phượng vĩ không phải là loài cây quá khắt khe về vấn đề đất để trồng cây. Bởi phượng vĩ có khả năng sinh trưởng và phát triển trên nhiều loại đất khác nhau. Do đó, để đảm bảo cây phát triển tốt nhất bạn nên cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho đất trồng.
Bạn có thể bỏ thêm một số thành phần phân hữu cơ để kích thích và giúp cây phát triển được tốt nhất và đều nhất.
Về chống cây
Thông thường, trồng phượng vĩ sẽ lựa chọn phương pháp trồng cây con vì vậy, khi mới trồng thì phần rễ cây chưa được bám chặt vào đất và cố định được vị trí này. Vậy nên, nhiều người dùng chống cây để giữ cho phần rễ ổn định nhất để bám chặt vào đất.
Bên cạnh đó, điều này còn giúp cây không ngã và bén rễ nhanh hơn rất nhiều. Sau khoảng 3 - 4 tháng khi rễ cây đã ăn sâu xuống đất, có thể bỏ chống cây ra được.
Về nước tưới
Việc bổ sung đủ nước tưới là điều cực kỳ quan trọng để cây phát triển tốt nhất. Bạn có thể tưới nước cho cây hoa phượng 1 lần/ ngày để đảm bảo đủ độ ẩm.
Đặc biệt, nếu trồng cây vào thời tiết nắng nóng bạn nên tăng số lần tưới nước. Ngược lại vào mùa mưa bạn có thể hạn chế lượng nước cho cây phượng vĩ.
Về phân bón
Thời điểm cần thiết nhất để cung cấp phân bón cho phượng vĩ là lúc cây chuẩn bị ra hoa. Đây là thời điểm quan trọng vì vậy bạn nên bổ sung phân bón NPK 16-16-8 để cây trồng kích thích nở hoa. Bạn nên đào rãnh xung quanh gốc cây và bỏ phân vào. Tuy nhiên, bạn nên bón phân xa gốc khoảng 15 - 20 cm để tránh xót rễ và gây chết cây.
Bên cạnh đó, bạn nên lưu ý vào mùa đông cây thường rụng lá và ngủ đông. Do đó, bạn nên bổ sung phân bón vào thời điểm này để cây được cung cấp đủ chất. Đây cũng xem là một nền tảng để cây chuẩn bị đâm chồi nảy lộc vào mùa xuân.
Về thuốc trừ sâu
Thời điểm cây chuẩn bị ra các cành lá non là thời điểm mà sâu sẽ tấn công cây phượng vĩ. Lúc này, bạn nên phun thuốc trừ sâu bệnh để để loại bỏ cũng như phòng tránh. Thông thường các con rệp trắng ăn lá và làm hư lá rất nhanh. Bạn nên chú ý để kịp thời ngăn chặn và phun thuốc cho hoa phượng của mình.
Loài hoa phượng tượng trưng cho những ngày hè, cho tuổi học trò ngây thơ, trong sáng và đầy mộng mơ. Hi vọng qua bài viết của bạn có thể trả lời hoa phượng có mấy cánh và hoa phượng có màu gì cũng như ý nghĩa về loài hoa phượng.