Những điều cần biết khi mở công ty xây dựng như: thủ tục, quy trình, điều kiện thành lập công ty xây dựng hoặc tham khảo mã ngành xây dựng tại bài viết này.
Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty xây dựng
1. Hồ sơ thành lập công ty xây dựng (xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh)
Vì lĩnh vực xây dựng được chia thành 2 nhóm: nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện và nhóm ngành nghề kinh doanh không có điều kiện. Khi đó, nếu công ty xây dựng đăng ký mã ngành kinh doanh thuộc nhóm không có điều kiện thì chỉ cần làm thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (áp dụng cho cả doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).
Công ty xây dựng vốn Việt Nam
Bộ hồ sơ khi đã đầy đủ, bạn nộp tại Sở KH&ĐT tỉnh/thành nơi thành lập công ty xây dựng.
Trong 3 - 5 ngày làm việc, Sở KH&ĐT sẽ xử lý hồ sơ cho doanh nghiệp và trả kết quả.
Công ty xây dựng vốn nước ngoài
Hiện tại lĩnh vực xây dựng có vốn nước ngoài hạn chế cá nhân góp vốn. Do vậy, để có thể hoạt động ngành nghề này, doanh nghiệp vốn nước ngoài chỉ có thể thành lập dưới hình thức tổ chức góp vốn, đầu tư.
Theo đó, bạn cần tiến hành 2 thủ tục pháp lý: xin cấp giấy chứng nhận đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Trong vòng 15 ngày làm việc, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ tiến hành kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đầu tư nếu hồ sơ hợp lệ hoặc hướng dẫn doanh nghiệp điều chỉnh nếu hồ sơ xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư còn thiếu sót.
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, bạn tiếp tục tiến hành thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tương tự như công ty xây dựng vốn Việt Nam.
2. Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh công ty xây dựng (giấy phép con)
Như đã chia sẻ, nếu doanh nghiệp xây dựng thuộc nhóm kinh doanh không có điều kiện thì không cần tiến hành thủ này. Ngược lại, nếu doanh nghiệp đăng ký mã ngành xây dựng thuộc nhóm kinh doanh có điều kiện thì sau khi được cấp giấy chứng nhận kinh doanh/giấy phép đầu tư phải tiến hành thủ tục xin giấy phép con.
Tùy vào từng dự án, công trình xây dựng mà chi tiết hồ sơ sẽ khác nhau. Bạn liên hệ Kế toán Anpha để được hỗ trợ tư vấn theo từng trường hợp cụ thể. Hoặc tham khảo dịch vụ thành lập công ty xây dựng tại Kế toán Anpha - Trọn gói chỉ từ 1.000.000 đồng.
Tham khảo:
>> Thành lập công ty xây dựng vốn Việt Nam;
>> Thành lập công ty xây dựng vốn nước ngoài.
GỌI NGAY
Điều kiện, những điều cần biết khi mở công ty xây dựng
Để không ảnh hưởng đến quá trình làm thủ tục xin giấy phép kinh doanh công ty xây dựng cũng như quá trình hoạt động sau này, bạn cần đảm bảo các điều kiện thành lập công ty xây dựng như sau.
1. Vốn điều lệ thành lập công ty xây dựng
Hiện nay chưa có quy định cụ thể về mức vốn điều lệ khi mở công ty xây dựng, trừ khi doanh nghiệp tham gia đấu thầu các dự án, công trình có quy định cụ thể về mức vốn đăng ký.
Dù vậy bạn cần lưu ý rằng, mức vốn điều lệ thấp sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến sự tin tưởng của đối tác và khách hàng. Ngược lại, nếu doanh nghiệp xây dựng đăng ký mức vốn điều lệ quá cao với năng lực thực tế sẽ ảnh hưởng đến khả năng góp vốn cũng như mức đóng lệ phí môn bài.
2. Tên công ty xây dựng
Cách đặt tên công ty xây dựng cũng là một trong những thắc mắc phổ biến khi khách hàng liên hệ tham khảo dịch vụ thành lập tại Kế toán Anpha. Theo quy định, cấu trúc tên công ty xây dựng phải bao gồm: loại hình công ty và tên riêng.
Nói cách khác, tên công ty xây dựng không bắt buộc có thành tố “xây dựng”. Tuy nhiên, những công ty chỉ hoạt động duy nhất lĩnh vực xây dựng nên đặt tên có thành tố “xây dựng” để tăng độ nhận diện với khách hàng, đối tác.
Ví dụ: Công ty TNHH Xây dựng ABC, Công ty xây dựng ABC, Công ty TNHH ABC…
Ngoài ra, tên công ty xây dựng không được trùng, không được gây nhầm lẫn, không được sử dụng tên các cơ quan nhà nước hoặc không phù hợp với thuần phong mỹ tục.
>> Tham khảo: Cách đặt tên công ty.
3. Điều kiện về mã ngành xây dựng
Xây dựng là lĩnh vực khá đa dạng về chi tiết ngành nghề, trong đó có ngành nghề thuộc nhóm kinh doanh có điều kiện và có ngành nghề thuộc nhóm kinh doanh không điều kiện. Do vậy, khi làm thủ tục thành lập công ty xây dựng, bạn cần lưu ý đăng ký đầy đủ mã ngành và chi tiết mã ngành để tránh ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sau này, chẳng hạn như việc xuất hóa đơn, đấu thầu…
Theo Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện từ Luật Đầu tư 2020, trong lĩnh vực xây dựng sẽ có 13 ngành nghề có điều kiện, cụ thể:
- Kinh doanh dịch vụ tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Kinh doanh dịch vụ khảo sát xây dựng;
- Kinh doanh dịch vụ thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng;
- Kinh doanh dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình;
- Hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài;
- Kinh doanh dịch vụ quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
- Kinh doanh dịch vụ kiểm định chất lượng công trình xây dựng;
- Kinh doanh dịch vụ thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;
- Kinh doanh dịch vụ quản lý, vận hành nhà chung cư;
- Kinh doanh dịch vụ quản lý, vận hành cơ sở hỏa táng;
- Kinh doanh dịch vụ lập thiết kế quy hoạch xây dựng;
- Kinh doanh dịch vụ tư vấn quy hoạch đô thị do tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện.
>>Tham khảo: Danh mục ngành nghề có điều kiện.
4. Điều kiện về người đại diện pháp luật
Nếu công ty xây dựng đăng ký mã ngành thuộc nhóm ngành nghề có điều kiện thì người đại diện theo pháp luật phải đảm bảo các điều kiện về chứng chỉ hành nghề. Cùng với đó là các điều kiện chung như: từ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc trường hợp bị cấm thành lập hoặc quản lý doanh nghiệp.
Tùy vào từng loại hình thành lập công ty xây dựng mà quy định, chức danh, quyền và nghĩa vụ của người đại diện pháp luật sẽ khác nhau.
>> Tham khảo: Người đại diện pháp luật công ty xây dựng.
5. Điều kiện về địa chỉ đặt trụ sở chính của công ty xây dựng
Trụ sở chính của công ty hoạt động lĩnh vực xây dựng phải đảm bảo các điều kiện dưới đây:
- Phải là địa điểm cụ thể trên lãnh thổ Việt Nam với các thông tin xác thực như: số nhà, ngách, hẻm, ngõ, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, tỉnh, thành phố…;
- Phải có chức năng kinh doanh, thương mại, cho thuê làm văn phòng.
Tham khảo mã ngành xây dựng
Bảng dưới đây là tất cả các ngành liên quan đến lĩnh vực xây dựng mà doanh nghiệp có thể làm trong quá trình đi vào hoạt động công ty.
Ngoài các mã ngành xây dựng là chuyên môn chính như mã ngành xây dựng như mã ngành xây dựng công trình công trình hạ tầng kỹ thuật, mã ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp, mã ngành xây dựng nhà các loại… bảng dưới đây còn bổ sung một số mã ngành liên quan hoạt động buôn bán vật liệu xây dựng, giúp công ty có thêm nhiều sự lựa chọn trong quá trình hoạt động.
Các việc cần làm sau khi được cấp giấy phép kinh doanh công ty xây dựng
Sau khi được cấp giấy chứng nhận thành lập công ty xây dựng, bạn cần nhanh chóng hoàn thành các việc sau. Đây là những thủ tục pháp lý bắt buộc, bạn cần nghiêm túc thực hiện đầy đủ để tránh bị xử phạt không mong muốn.
- Treo bảng hiệu tại nơi đặt trụ sở chính của công ty xây dựng;
- Mở tài khoản ngân hàng;
- Mua chữ ký số Viettel-CA chỉ từ 1.350.000 đồng/năm;
- Mua hóa đơn điện tử Easyinvoice, Viettel hoặc Mobiphone chỉ từ 143.000 đồng;
- Kê khai và nộp thuế môn bài - thủ tục khai thuế lần đầu;
- Tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động;
- Hoàn thành góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Các câu hỏi thường gặp khi thành lập công ty xây dựng
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.