Bệnh trầm cảm là chứng bệnh tâm lý thực sự không thể chủ quan bởi chúng diễn ra âm thầm. Trầm cảm không chỉ khiến người mắc bị suy kiệt về mặt tâm lý mà họ thường có xu hướng tự gây tổn thương về mặt vật lý cho chính mình. Rạch tay trầm cảm chính là dấu hiệu đáng lo ngại thường gặp ở người bệnh. Bài viết sẽ thông tin về căn bệnh này và cách phòng ngừa.
Trầm cảm và những điều cần biết
Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần đáng lo ngại hiện nay. Trầm cảm một khi phát triển tới mức độ nặng hơn nó sẽ đeo dọa đến sức khỏe, làm việc kém năng suất, học hành trì trệ, các mối quan hệ xã hội bị ảnh hưởng tiêu cực.
Biểu hiện thường thấy ở người mắc chứng trầm cảm nặng là tâm trạng luôn tồi tệ, tuyệt vọng, chán nản, mất hứng thú với mọi hoạt động trong ngày từ đó đảo lộn cách sinh hoạt cũng như bắt đầu hoài nghi về giá trị của bản thân. Trường hợp rạch tay trầm cảm chính là biểu hiện của bệnh nhân đã rơi vào stress nặng nề và bắt đầu muốn làm hại chính mình.
Trong cuộc sống hằng ngày với nhiều áp lực từ công việc, học tập thì sẽ có những lúc bản thân căng thẳng và suy nghĩ tiêu cực. Tuy nhiên liệu lúc này có phải bạn đã bị trầm cảm? Thực tế nếu tâm trạng chán nản, buồn kéo dài vài giờ hay vài ngày không phải là trầm cảm, các dấu hiệu này thực sự trở thành bệnh khi chúng kéo dài trong 2 tuần trở lên.
Theo các nghiên cứu của chuyên gia tâm lý, trầm cảm là chứng bệnh phức tạp và thường chia ra các nhóm triệu chứng điển hình sau:
- Trầm cảm tâm lý: Bệnh nhân sẽ thường xuyên buồn bã, cảm thấy bất lực, lòng tự trọng thấp đi, dễ uất ức rồi bật khóc, luôn cảm thấy tội lỗi, hay cáu kỉnh và nổi nóng. Ngoài ra người bệnh sẽ rất khó hòa nhập với môi trường xung quanh bởi không còn động lực và hứng thú với điều gì, cảm thấy lo lắng và thường có ý nghĩ muốn kết thúc sự sống.
- Trầm cảm thể chất: Trầm cảm không chỉ là “cuộc chiến trong tâm trí”, chúng còn thể hiện qua các biểu hiện của thể chất như di chuyển chậm, nói chậm, thay đổi khẩu vị, chán ăn, táo bón, sụt cân. Ngoài ra những ai bị trầm cảm thường thiếu năng lượng, rối loạn giấc ngủ, giảm ham muốn.
- Trầm cảm xã hội: Người mắc bệnh trầm cảm dù ở mức độ nào thì đều có xu hướng tránh né tiếp xúc với bạn bè, không muốn tham gia các hoạt động cộng đồng yêu cầu nhiều sự kết nối. Từ đó chính họ cũng tự cô lập bản thân trong các mối quan hệ với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp.
Nguyên nhân có thể dẫn đến trầm cảm
Việc rạch tay trầm cảm, đập phá đồ đạc hay tự tử chính là những hệ quả đau lòng nhất của chứng bệnh trầm cảm không được điều trị. Thực chất căn bệnh này có thể xảy ra ở bất kỳ ai và những nguyên nhân gây bệnh có thể kể đến như:
- Thường xuyên căng thẳng: Khi đối diện với các sự kiện buồn như mất người thân, đổ vỡ trong hôn nhân, yêu đương hay bị phá sản, tất cả những mất mát này khiến nhiều người trở nên buồn bã, tự dằn vặt bản thân cũng như cố giấu cảm xúc từ đó khiến stress kéo dài và rơi vào trầm cảm.
- Tính cách: Thực sự với nhóm người thích suy nghĩ nhiều, hay lo xa sẽ dễ bị căng thẳng hơn nhóm người mang tính cách phóng khoáng. Họ thường khắt khe với bản thân, luôn sợ phán xét, mong muốn mọi thứ hoàn hảo. Đây có thể là do gen di truyền từ cha mẹ hoặc do môi trường sống tôi luyện.
- Chất kích thích: Rượu, ma túy, thuốc lá chính là những chất gây nghiện khiến con người dễ rơi sâu vào vòng xoáy trầm cảm. Nhiều người muốn vượt qua nỗi buồn, stress bằng cách lạm dụng chất kích thích và đây là hành động sai lầm.
Rạch tay trầm cảm và biện pháp phòng ngừa
Hiện nay các hành vi tự huỷ hoại bản thân như dùng dao lam rạch tay xảy ra rất nhiều. Đây chính là dấu hiệu của bất ổn tâm lý và được xem như là cách đối phó với những cảm xúc tồi tệ đang diễn ra. Nhiều người sẽ thắc mắc rằng rạch tay để hành hạ bản thân như vậy rất khó để tự thực hiện bởi chúng rất đau, tuy nhiên với người bệnh họ không cảm thấy vậy, bản thân họ thấy dễ chịu và nhẹ nhõm hơn khi thực hiện hành động này.
Theo các chuyên gia tâm lý, một khi phát hiện người thân đang có hành vi rạch tay, buộc bạn phải can thiệp đúng cách. Đặc biệt với đối tượng là người trẻ, cha mẹ chính là người quan sát và thường xuyên động viên con chia sẻ cảm xúc thật để từ đó tiến hành vỗ về, an ủi. Ngoài ra hãy thuyết phục người bệnh đến gặp bác sĩ tâm lý để được hỗ trợ phù hợp bởi trầm cảm không phải là bệnh lý dễ tiếp cận cũng như điều trị dứt điểm.
Phòng ngừa trầm cảm sao cho hiệu quả?
Rạch tay trầm cảm thực sự là dấu hiệu rất đáng lo ngại và cần phải ngăn ngừa hành vi này càng sớm càng tốt. Với hầu hết các chứng bệnh không riêng gì trầm cảm thì “phòng bệnh hơn chữa bệnh” luôn là điều cần thiết. Vậy cụ thể các cách để bạn hạn chế được suy nghĩ tiêu cực là gì?
Luyện tập thể thao
Tập thể dục hằng ngày không chỉ nâng cao sức khoẻ mà còn là cách giảm mệt mỏi, căng thẳng hiệu quả nhất bởi trong quá trình tập luyện cơ thể sẽ sản sinh ra endorphin giúp bạn luôn tích cực. Cần dành ra 30 phút mỗi ngày để luyện tập từ đó sẽ giúp bạn giảm stress, ngủ sâu giấc hơn.
Ăn uống lành mạnh
Thực tế chế độ dinh dưỡng và bệnh trầm cảm có mối liên hệ cực kỳ mật thiết. Để hạn chế tâm lý gắt gỏng, khó chịu hay dễ mất tập trung, bạn nên uống đủ nước. Hãy cân nhắc chọn thực phẩm lành tính, dễ tiêu hoá để tâm trạng của bạn thư giãn hơn, ít nguy cơ đối mặc với béo phì, ung thư. Ngoài ra hãy bổ sung trái cây tươi, đây là nguồn chất xơ và cách dung nạp đường tự nhiên vừa đẹp dáng đẹp da và tốt cho tinh thần.
Thiền định
Ngồi thiền là phương pháp chữa lành tâm hồn, giải tỏa căng thẳng rất đáng để ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày. Đây là cách giúp bạn lấy lại năng lượng, ổn định tâm lý, rèn luyện não bộ để suy nghĩ luôn tường minh. Thiền định thực chất là cách để bạn học cách để tâm trí tĩnh lặng, bình tỉnh để đối mặt với các tình huống xảy ra trong cuộc sống.
Chia sẻ cảm xúc
Đa phần các đối tượng mắc bệnh trầm cảm thường có xu hướng che đậy những cảm xúc thật của bản thân và luôn tự nhủ bản thân có thể tự giải quyết được vấn đề. Tuy nhiên hãy chia sẻ những lo lắng, những vấn đề bạn còn băn khoăn bằng cách kể với bạn bè, người thân hay viết nhật ký để giải tỏa cảm xúc. Ngoài ra những người xung quanh sẽ giúp bạn gỡ rối và cho bạn những góc nhìn đa dạng hơn về vấn đề.
Trên đây là những chia sẻ về hành vi rạch tay trầm cảm và những vấn đề liên quan đến chứng bệnh nguy hiểm này. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn có thể hiểu hơn về bản thân và có cho mình cách duy trì trạng thái tích cực phù hợp nhất để bảo vệ sức khoẻ tâm lý bản thân.
Xem thêm:
- Các loại trầm cảm phổ biến nhất hiện nay
- Những di chứng của bệnh trầm cảm phổ biến nhất