Tết ta là gì?
Tết ta hay còn có nhiêu cái tên gọi khác như Tết Nguyên Đán, Tết Cả, Tết cổ truyền hay Tết Âm. Tết ta là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất và quan trọng nhất của người Việt Nam. Được diễn ra ngày mùng 01/01 âm lịch, tức là vào thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.
Tết ta có ý nghĩa lịch sử, văn hóa, tâm linh sâu sắc trong đời sống của người Việt. Đây không chỉ là dịp để cả gia đình sum họp, mà còn là dịp để thể hiện lòng tri ân đối với tổ tiên, cầu may mắn và an lành cho năm mới. Nhiều nghi thức truyền thống như cúng tổ tiên, thăm bà con, đón Giao Thừa (đêm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới) và các hoạt động vui chơi giải trí đặc sắc được tổ chức trong suốt chuỗi ngày Tết.
Tết ta thường kéo dài khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới. Đặc điểm của Tết ta là không khí tưng bừng, sôi động với sự trang trí đẹp mắt, tiếng hò reo, âm nhạc vui tươi và không thể thiếu là ẩm thực phong phú.
Xen thêm: Tết cổ truyền là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa tết Việt Nam
Tết ta năm 2024 là ngày mấy dương lịch
Ngày 30 Tết ta năm 2024 sẽ rơi vào thứ sáu (09/02/2024 dương lịch) và mùng 1 Tết Nguyên Đán Giáp Thìn thì rơi vào thứ bảy (10/02/2024 dương lịch). Theo đó, mùng 2 Tết rơi vào Chủ nhật (11/02/2024 dương lịch), mùng 3 Tết rơi vào thứ hai (12/02/2024 dương lịch), mùng 4 Tết rơi vào thứ ba (13/02/2024 dương lịch), mùng 5 Tết rơi vào thứ tư (14/02/2024 dương lịch). Tính từ hôm nay ngày 23/01/2024 thì còn 17 ngày nữa là đến Tết ta.
Theo quy định thì lịch nghỉ Tết ta 2024 sẽ được nghỉ tổng cộng 07 ngày, từ 29 tháng Chạp năm Quý Mão đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn, tức 08/02/2024 đến hết 14/02/2024 dương lịch.
Có bắt buộc phải trả lương tháng 13 cho NLĐ
Theo Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 có các quy định về thưởng như sau:
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Như vậy, tiền lương tháng thứ 13 được nhiều Doanh nghiệp sử dụng như một chính sách phúc lợi dành cho người lao động dựa trên kết quả sản xuất, kinh doanh và đánh giá trên hiệu quả công việc của người lao động (NLĐ) để thu hút, giữ chân và động viên họ cố gắng nỗ lực hơn trong công việc và gắn bó với Doanh nghiệp. Cho nên, doanh nghiệp có quyền không cần phải trả lương tháng 13.
Nhưng cần lưu ý rằng, nếu doanh nghiệp ban hành quy chế thưởng tết cho NLĐ với nguyên tắc bắt buộc phải thực hiện cho NLĐ sau khi kết thúc một năm làm việc thì doanh nghiệp phải trả lương tháng 13.
Năm mới, chúc bạn đọc sức khỏe dồi dào, công việc thuận lợi, tài lộc đầy nhà. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến bạn đã luôn tin tưởng và theo dõi chúng tôi. Chúng tôi sẽ cố gắng mang đến cho bạn những thông tin bổ ích và chất lượng hơn nữa trong năm mới.
PHAN LAW VIETNAMHotline: 0794.80.8888 - Email: [email protected]Liên hệ Văn phòng Luật Sư