Vết trầy xước dù lớn hay nhỏ cũng rất dễ bị nhiễm trùng và để lại sẹo, đặc biệt là vết trầy xước trên da mặt. Da mặt có vết trầy xước ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ và công việc, ngoài ra việc lựa chọn các sản phẩm để bôi trên da mặt nhằm hạn chế để lại sẹo cũng không hề đơn giản bởi vốn dĩ da mặt vốn nhạy cảm hơn da cơ thể. Nếu không lựa chọn cẩn thận, nguy cơ để lại sẹo sẽ rất cao. Để giải quyết vấn đề này hãy đọc kỹ bài viết dưới đây.
Tham khảo trước: Trầy xước da nên làm gì cho mau khỏi
Trầy xước là gì?
Trầy xước loại vết thương hở khi da cọ xát trên bề mặt thô ráp, có thể gọi là bong tróc hoặc xước da. Các vết thương trầy xước rất dễ xảy ra, đôi khi chỉ cần va chạm nhẹ làn da cũng có thể bị tổn thương.
Các vết trầy xước có thể gây đau, rát, có khi để lộ nhiều đầu dây thần kinh của da. Xong hầu hết các vết thương do trầy xước đều không bị chảy máu nhiều. Chính vì lý do đó mà nhiều người thường chủ quan với các vết trầy xước mà không hề biết rằng nếu không điều trị đúng cách sẽ rất dễ để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ. Đặc biệt là các vết trầy xước trên da mặt.
Chi tiết tại: Trầy xước da là gì, xử lý thế nào?
Nguyên nhân khiến da mặt bị trầy xước
Da mặt thường mỏng và nhạy cảm hơn nhiều so với da cơ thể, do đó chúng dễ dàng bị trầy xước bởi bất cứ ma sát nào trên bề mặt da như móng tay cào, va quệt, ngã hoặc do mụn.
- Do móng tay: Trường hợp này thường móng tay dài, sắc cào lên da mặt gây trầy xước.
- Do va quệt: Việc da mặt va quệt với những vật có bề mặt thô ráp sần sùi cũng da mặt bị trầy xước
- Do bị viêm da dị ứng: Một số làn da nhạy cảm sẽ bị viêm da dị ứng khi tiếp xúc với một số loại hóa chất có trong đồ mỹ phẩm dưỡng da. Điều này có thể gây nên tình trạng ngứa ngáy, sưng phồng, tổn thương. Lúc này người bệnh có thể đưa tay lên mặt để gãi gây trầy xước da.
- Do mụn: Mụn cũng là một trong những nguyên nhân gây ra những vết trầy xước trên da mặt. Trong các loại mụn thì các nốt mụn viêm, mụn bọc, mụn trứng cá là các loại mụn dễ gây trầy xước da nhất. Bởi sau thói quen sờ tay lên mụn, tự nặn mụn có thể khiến các nốt mụn bị vỡ, chảy máu - đây được coi là vết trầy xước do mụn gây ra. Nghiêm trọng hơn, các ổ mụn sưng viêm bị vỡ nhân gây trầy xước mà không được xử lý đúng cách, vi khuẩn có thể xâm nhập gây các ổ nhiễm trùng sâu dưới da. Trường hợp này rất tạp, khó xử lý và nguy cơ cao để lại sẹo rỗ trên mặt. Tham khảo thêm:Nặn mụn bị trầy da phải làm sao cho đúng?
Bạn cần biết: Bị xây xát da nguy hiểm như thế nào?
Triệu chứng của các vết trầy xước trên da mặt
Các vết trầy xước trên da mặt có thể dao động từ nhẹ đến nặng với các triệu chứng khác nhau như:
- Trầy xước nhẹ: Tổn thương ở bề ngoài lớp biểu bì với tình trạng trầy xước, trợt mất một lớp da nông, đau rát nhẹ. Vết thương có thể rớm máu hoặc không gây chảy máu. Tham khảo thêm thông tin: Xước da không chảy máu đáng lo không? Chăm sóc đúng hướng!
- Trầy xước trung bình: Trầy xước gây tổn thương lớp biểu bì và hạ bì khiến cho bề mặt da hơi lõm, tiết dịch lẫn máu, có quầng viền đỏ xung quanh, đau rát đôi khi kèm theo ngứa.
- Trầy xước nặng: Loại trầy xước này thường liên quan đến ma sát làm ảnh hưởng đến lớp mô bên dưới hạ bì khiến vết trầy xước sâu, trông lõm hẳn xuống, nền sưng, có quầng đỏ lan rộng xung quanh. Vết thương có thể tiết dịch mủ lẫn máu, gây đau nhiều, nhức buốt dưới da.
Ngoài 3 triệu chứng đề cập trên, người bệnh cũng có thể xuất hiện một số triệu chứng khác. Tốt nhất, khi có vết thương trầy xước trên da mặt, người bệnh cần có một số biện pháp cụ thể để điều trị tình trạng này càng sớm càng tốt, tránh để lại sẹo sau khi lành. Trong đó, sử dụng thuốc để bôi lên vết thương là cách phổ biến được nhiều người lựa chọn.
Tùy vào mỗi mức độ trầy xước da mặt sẽ có thời gian lành lại khác nhau. Thời gian trung bình khoảng từ 1 đến 2 tuần cho những vết trầy nhẹ và có thể lâu hơn nếu trầy xước nặng. Xem chi tiết thông tin tại: Trầy da bao lâu thì lành lại, cách chăm sóc không để lại sẹo
Trầy xước trên da mặt bôi thuốc gì?
Như đã trình bày ở trên, da mặt có cấu trúc mỏng đồng thời nhạy cảm hơn so với da cơ thể. Do đó, người có vết trầy xước trên da mặt lo sợ việc để lại thâm sẹo sau khi vết thương lành. Điều này thúc đẩy họ có nhu cầu cao về việc tìm kiếm các loại thuốc bôi với mong muốn chữa lành vết thương và tránh để lại thâm sẹo.
Tuy nhiên trong việc lựa chọn thuốc cũng cần hết sức cẩn thận bởi không phải loại thuốc nào cũng có thể tùy tiện bôi lên da mặt. Việc bôi thuốc thường chỉ áp dụng cho những vết trầy xước từ nhẹ đến trung bình. Với những vết xước nặng cần nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ và chăm sóc y tế.
Bạn cần biết: Da mặt có thể bị nhiễm khuẩn nếu điều trị không đúng cách
Dưới đây là một số loại thuốc được phân loại theo công dụng thường được sử dụng khi bị trầy xước:
Thuốc làm sạch vết trầy xước
Tại thời điểm mới hình thành vết trầy xước trên mặt, nếu bạn biết cách chăm sóc, vết thương sẽ phục hồi rất nhanh. Điều rất đơn giản mà bạn cần làm đó là rửa sạch vùng da bị trầy xước dưới nước mát để giảm bớt đau và trôi hết các bụi bẩn, dị vật bám trên miệng vết thương. Chú ý thao tác nhẹ nhàng, không chà xát mạnh vì da mặt rất dễ bị tổn thương có thể khiến cho vết trầy xước thêm nặng hơn.
Một số dung dịch bạn có thể dùng để làm sạch vết trầy xước trên da mặt khi chúng mới hình thành là:
1. Nước muối sinh lý
Nếu bạn cảm thấy rửa vết trầy xước bằng nước chưa đủ sạch thì hãy thay thế bằng nước muối sinh lý với nồng độ 0.9%. Dung dịch nước muối NaCl 0.9% có thể hiểu đơn giản rằng cứ 1 lít nước sẽ chứa 9g muối - đây được xem là nồng độ tương ứng với nước trong cơ thể con người. Tác dụng làm sạch vùng da bị tổn thương khi sử dụng nước muối sinh lý là cao hơn do với rửa bằng nước bình thường.
2. Povidine
Nước muối sinh lý chỉ có mục đích làm sạch chứ không tiêu diệt các vi khuẩn xung quanh. Vì thế sử dụng nước muối sinh lý là chưa đủ. Sau khi vết thương đã được rửa sạch và lau khô, bạn nên sử dụng các loại thuốc sát trùng để loại bỏ triệt để các loại vi khuẩn còn bám trên vết thương.
Povidine là dung dịch thường được sử dụng để sát khuẩn. Ngoài ra, bạn có thể dùng Povidine để khử trùng các dụng cụ y tế, phục vụ cho quá trình xử lý các vật cản dính trên bề mặt vùng da bị trầy xước
Tuy nhiên, sử dụng Povidine bừa bãi có thể gây một số tác dụng phụ liên quan đến tuyến giáp hoặc gây kích ứng da, đặc biệt là với những vùng da nhạy cảm như da mặt. Do đó, bạn cần hết sức lưu ý khi sử dụng Povidine.
Sản phẩm chống chỉ định với trẻ em dưới 2 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú. Ngoài ra, bạn cũng tránh dùng Povidine chung với dung dịch có chứa thủy ngân. Tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng Povidine cho việc sát khuẩn vết trầy xước trên mặt.
Dung dịch rửa, làm sạch da hư tổn Nacurgo (chai màu xanh)
Trầy xước da mặt sử dụng nước muối sinh lý thì không đủ khả năng làm sạch, nhưng sử dụng Povidine thì có thể gây rát hoặc kích ứng da. Do đó, sự ra đời của dung dịch rửa vết thương Nacurgo là sự lựa chọn hợp lý nhất vào lúc này.
Dung dịch rửa vết thương Nacurgo hợp được 5 yếu tố “NGỪA KHUẨN - SẠCH NHẦY - AN TOÀN - MÁT DỊU - KHỬ MÙI”, từ đó làm quá trình rửa vết thương trở nên dễ dàng hơn. Khi rửa Nacurgo lên vết thương, dung dịch nước điện hóa có trong thành phần chứa các ion và chất oxy hóa quan trọng như HClO, HO, ClO sẽ tiêu diệt vi khuẩn nhanh chóng. Đặc biệt là khả năng loại bỏ màng Biofilm do vi khuẩn hình thành trên bề mặt vết thương. Đó chính là lý do vì sao dung dịch làm sạch Nacurgo loại bỏ hoàn toàn được dịch nhầy trên bề mặt vết thương sạch hơn so với các loại dung dịch làm sạch khác.
Kết hợp thêm các chiết xuất từ trà xanh, lá trầu, lô hội, tinh chất nghệ trắng, tinh dầu bạc hà và tinh dầu tràm trà cũng làm tăng khả năng kháng khuẩn, chống viêm, làm dịu vết thương, thúc đẩy tổn thương da nhanh lành, tái tạo da một cách tự nhiên hạn chế để lại thâm sẹo.
Dung dịch rửa vết thương Nacurgo sử dụng rất đơn giản. Bạn chỉ cần rửa 1 lần/ ngày. Sau đó có thể sử dụng các loại thuốc kháng viêm khác theo yêu cầu của bác sĩ.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
Thuốc kháng khuẩn kháng viêm tại chỗ cho vết trầy xước trên da mặt
1. Fucidin
Fucidin là thuốc bôi ngoài da, được kết cấu ở dạng kem hoặc thuốc mỡ. Về thành phần, Fucidin chứa chủ yếu là acid fusidic có cấu trúc steroid, thuộc nhóm fusinadines. Do acid fusidic có tính kháng khuẩn cao và thẩm thấu tốt, do đó thuốc có thể thấm sâu vào tận các mô dưới da để tiêu diệt những loại vi khuẩn có sức tấn công mạnh mà các loại thuốc bình thường khác không làm được.
Cụ thể, Fucidin không những dùng để điều trị cho các vết trầy xước trên da mặt mà còn có thể dùng cho các vết thương nặng hơn như bỏng, chấn thương sau phẫu thuật hay các vết loét trên da. Liều lượng sử dụng tùy thuộc vào độ lớn của vết trầy xước, tần suất bôi từ 2-3 lần/ngày. Thời gian dùng cũng có thể kéo dài đến khi vết thương khỏi hẳn.
Fucidin là loại thuốc điều trị khá lành tính vì nghiên cứu cho thấy, số bệnh nhân xảy ra phản ứng mẫn cảm với thuốc là khá ít. Tác dụng phụ mà thuốc đem lại khi sử dụng lâu dài cũng chỉ xảy ra ở mức độ cho phép, không quá nghiêm trọng cho sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý không bôi thuốc cho mắt hoặc vùng da gần mắt.
Hướng dẫn: Chăm sóc vết thương ngoài da bị trầy xước
2. Fucicort
Fucicort được dùng để kháng khuẩn, kháng viêm tại chỗ, giảm bớt cảm giác sưng viêm, đau rát và ngứa ngáy của các vết thương cần điều trị, trong đó bao gồm cả trầy xước. Sản phẩm này ngoài sử dụng được cho vết trầy xước có dấu hiệu nhiễm trùng, nó còn được chỉ định để điều trị những bệnh lý khác về da như: viêm da dị ứng, vảy nến, chàm tiếp xúc hay các vết ban đỏ.
Fucicort dùng để bôi lên vết trầy xước ở da mặt với tần suất từ 2-3 lần/ngày và sử dụng liên tục trong vòng 7 ngày để thấy sự khác biệt. Tuy nhiên, không bôi thuốc này lên những vùng da mỏng, nhạy cảm như vùng da mắt (nếu dây vào mắt có thể gây tăng nhãn áp), vùng da xung quanh miệng, đặc biệt không dùng cho trường hợp trầy xước do mụn trứng cá đỏ. Ngoài ra, thuốc bôi ngoài da này chống chỉ định cho trẻ nhỏ và phụ nữ có thai vì Fucicort chứa corticoid và hoạt chất kháng sinh. Tự ý dùng thuốc cho những đối tượng này có thể làm tăng nguy cơ kích ứng, dị tật thai nhi, teo da,…
Vì da mặt mỏng và nhạy cảm nên khi sử dụng trong thời gian dài, Fucicort có thể gây nên các tác dụng phụ như ngứa, khô da, sưng đỏ, đổi màu da, kích ứng nhẹ, châm chích, giãn mạch máu nông ở hai bên má,… Do đó, tốt nhất khi điều trị vết trầy xước trên da mặt bằng thuốc bôi ngoài da Fucicort, bạn cần làm theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để có được kết quả tốt nhất.
Tham khảo thêm: Bị trầy xước da bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?
3. Fobancort
Fobancort được bào chế dưới dạng kem bôi hoặc thuốc mỡ. Thành phần chủ yếu của Fobancort là Acid Fusidic có tác dụng tiêu diệt hàu hết các vi khuẩn gây bệnh trên da và Betamethasone là một corticosteroid tổng hợp, có tác dụng chống viêm và chống dị ứng, ức chế hệ miễn dịch của cơ thể để làm giảm sưng viêm và dị ứng.
Trong quá trình sử dụng, bạn cũng nên sử dụng một lượng vừa đủ để thoa lên vùng da bị xước. Tần suất bôi giao động từ 2-3 lần tùy vào mức độ nghiêm trọng của vết trầy xước. Vì thuốc có chứa steroid, do đó, bạn không nên dùng thuốc trong thời gian dài.
Khi bôi thuốc lên da mặt, bạn cần hết sức thận trọng do đây là vùng da nhạy cảm. Vì thuốc có chứa steroid, nên khi bôi lên da mặt người bệnh cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý sử dụng hoặc bôi thuốc trong thời gian dài, tránh những tác dụng phụ phát sinh.
Bấm vào đây để được chuyên gia tư vấn trực tiếp
Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da trầy xước Nacurgo (chai vàng)
Trầy xước trên da mặt có nguy cơ để lại sẹo rất lớn, đặc biệt là giai đoạn vết trầy xước lành lại và lên da non. Do đó, vào thời điểm này, bạn cần sử dụng các loại thuốc có tác dụng ngừa sẹo và vết thâm.
Đối với nỗi lo sợ thâm sẹo trên mặt, bạn nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có chứa tinh chất từ nghệ, điển hình là dung dịch xịt Nacurgo. Sản phẩm rất thích hợp sử dụng để loại bỏ sẹo, các vết thâm sau khi bị trầy xước.
Thành phần Nano curcumin có trong Nacurgo là dạng bào chế công nghệ cao của tinh chất Curcumin từ củ nghệ, hiệu quả gấp 40 lần so với tinh nghệ thường. Sử dụng Nacurgo cho vết trầy xước trên da mặt, ngoài có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa, chúng còn giúp da nhanh chóng phục hồi, tái tạo da một cách tự nhiên, hạn chế sẹo và ngăn ngừa thâm nám tại sẹo.
Cách sử dụng Nacurgo cũng rất đơn giản, sau khi vết thương do trầy xước đã được sát khuẩn, bạn chỉ cần xịt dung dịch Nacurgo lên để tạo nên một lớp màng sinh học bảo vệ vùng da bị thương khỏi sự đe dọa của các vi sinh vật ngoài môi trường. Sau 4-5 tiếng lớp màng này sẽ tự phân hủy, bạn cần xịt tiếp một lớp nữa.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”
Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố quan trọng, mời tham khảo thêm: Trầy xước da nên ăn gì, kiêng ghì để mau lành
Như vậy, trên đây là một số loại thuốc bôi cho vết trầy xước trên da mặt. Vì da mặt vốn dĩ rất nhạy cảm nên trước khi sử dụng, bạn cần trang bị những kiến thức căn bản về cách dùng hay công dụng của các loại thuốc định sử dụng để đem lại hiệu quả tốt nhất, tránh những tác dụng phụ có thể xảy ra.