Cây dừa cảnh là một loài thực vật rất đỗi gần gũi với cuộc sống của chúng ta. Là một loài cây quen thuộc đối với những người Đông Nam Á, vậy thì làm thế nào và khi nào nên thay chậu, tưới nước và những đặc điểm của cây dừa kiểng này là gì. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé !
Thông tin cây dừa cảnh
- Cây dừa cảnh hay còn được gọi là cây cau vàng, cây cau cọ, cây dừa nước cảnh, cây dừa kiểng.
- Có tên tiếng anh là Cocos nucifera.
- Tên khoa học là Chrysalidocarpus lutescens, thuộc họ nhà cau.
- Cây thường mọc ở các vùng khí hậu nhiệt đới ẩm.
- Ở Việt Nam, cây thường xuất hiện ở các tỉnh duyên hải Miền Trung và các vùng ven đồng bằng Miền Tây như Bến Tre, Cà Mau,…
Đặc điểm cây cau cảnh
- Thân: Cây thuộc loại cây có thân gỗ nhỏ, được lai giữa hai loại là dừa và cau nên có những đặc điểm giống hai loại cây này. Thân tròn bán kính khoảng 10cm và mọc thành nhiều nhánh còn, toả thành chùm. Chiều cao của dừa kiểng từ 1m - 2m đối với những cây trồng trong chậu. Còn đối với những cây trồng làm cảnh quan có thể cao đến tận 6m. Thân cây có cách đốt, màu vàng và có các phấn trắng.
- Gốc: Cây thường có u lớn khi cây phát triển tốt.
- Lá: Lá thuộc loại lá kép có màu xanh đậm, các tán lá nhỏ, nhỏ hơn nhiều so với cây dừa ta và cây cau. Lá thuôn dài mảnh nhẹ, trên lá có một đường gân kéo dài từ gốc lá cho đến ngọn lá.
- Hoa dừa có màu trắng sữa hoặc trắng ngà. Hoa thường mọc thành từng chùm và toả hương thơm dịu nhẹ.
- Quả của cây dừa cảnh khá giống với quả cau, màu xanh khi còn non và ngả vàng sậm khi chín. Quả ăn được nhưng có vị hơi chát, ngọt nhẹ về hậu vị.
Công dụng cây dừa kiểng
Ngày nay, dừa được sử dụng chủ yếu để trồng làm cảnh trang trí sân vườnhoặcvăn phòng công ty do khả năng thanh lọc không khí tốt, giảm thiểu tiếng ồn và hấp thụ được một phần bụi bẩn trong không khí. Ngoài ra, dừa còn được sử dụng trong các vị thuốc Đông Y gia truyền để giúp tăng cường và phục hồi sức khoẻ.
Ý nghĩa phong thuỷ của cây dừa
Ngoài những công dụng tuyệt vời thanh lọc không khí và dùng trang trí mảng xanh trong nhà, văn phòng công ty thì cúng còn đem lại giá trị về mặt phong thuỷ. Trong phong thuỷ, cây dừa giúp tăng cường sinh khí, giảm âm khí từ ngoài vào trong. Nên cây thường được trồng trước cửa công ty hoặc cửa hàng, ngoài mục đích trang trí ra thì cây còn mang lại ý nghĩa thu hút may mắn, tài lộc và sự thuận lợi trong công việc kinh doanh. Còn nếu cây được trồng trong nhà thì lại mang ý nghĩa của sự bình yên, sung túc cho các thành viên trong gia đình.
Cây dừa cảnh hợp mệnh gì, tuổi nào ?
Theo quan niệm ngũ hành phong thuỷ, cây dừa cảnh hay cây cau cảnh phù hợp với người mệnh Mộc và Thuỷ. Khi trồng loại cây này sẽ giúp cho những người mệnh Mộc và Thuỷ có được nhiều điều may mắn trong cuộc sống, sự nghiệp, tình duyên.
Và hợp với những người tuổi Kỷ Hợi (1959, 2019), Mậu Thìn (1988), Nhâm Tý (1972), Kỷ Tỵ (1989), Canh Dần (1953, 2010), Quý Sửu (1973), Tân Dậu (1981).
Cách trồng cây dừa cảnh
Bước 1:Chọn cây giống
Việc lựa chọn cây giống là rất quan trọng, vì sẽ quyết định rất nhiều đến khả năng sinh trưởng lâu dài sau này. Nên chọn những cây có thân thẳng, rắn chắc không bị gãy hay xiên vẹo, rễ nhiều không bị nấm, tàu lá xum xuê, lá xanh ươm, cây khoẻ không bị sâu bệnh.
Bước 2:Trộn đất
Cây dừa cảnh không kén chọn đất tuy nhiên bạn cũng nên sử dụng loại đất có đầy đủ các chất dinh dưỡng cơ bản để cây có thể phát triển khoẻ mạnh. Bạn có thể sử dụng đất thoát nước tốt trộn với phân hoai hữu cơ và một ít mùn cưa theo tỷ lệ 2:1:1 để tạo độ tơi xốp cho đất.
Bước 3:Trồng cây
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu, bạn tiến hành rải đất 2/3 chậu sau đó đào một hố trống ở giữa chậu hoặc khu vực cần trồng cây. Sau đó đặt cây vào giữa lấp đất kín rễ cây. Dùng lực nén nhẹ để giữ chặt đất không bị rơi vãi ra ngoài.
Bước 4:Tưới nước
Hoàn thành xong, bước cuối cùng bạn chỉ cần thêm tí nước dạng phun sương cho cây để cây sống tốt thôi. Đơn giản phải không nào !
Cách chăm sóc cây dừa kiểng
- Ánh sáng: cây ưa ánh sáng do đó bạn nên đặt cây ở những nơi đón ánh sáng nhiều và thoáng gió.
- Phân bón: bón phân cho cây định kỳ 2 lần/năm. Thời điểm bón phân hợp lý là vào đầu và cuối mùa mưa.
- Nước: độ chịu nước của cây dừa cảnh ở mức trung bình, vì vậy vào mùa đông thì tưới 1 lần/ngày và có thể 2 lần/ngày vào mùa hè.
- Sâu bệnh: khi cây đủ 2 năm tuổi thì bạn nên phun thuốc trừ sâu bệnh cho cây, tránh các loài côn trùng như bọ cánh cứng đến phá cây.
Cây dừa cảnh mini đặt tại văn phòng
>>> Xem ngay: Cây Đa Lộc | Đặc Điểm, Công Dụng, Cách Trồng Và Chăm Sóc