Mã tỉnh/thành phố của số căn cước công dân (CCCD):
Quy định về Mã tỉnh/thành phố của số căn cước công dân (CCCD)
Quy định về Ý nghĩa của dãy 12 số trên thẻ căn cước công dân (CCCD)
Quy định về Mã số CMND của các tỉnh thành
Quy định về Mã số thẻ căn cước công dân các Tỉnh Thành
Quy định về Mã vùng điện thoại bàn, Mã vùng số điện thoại cố định, mã điện thoại các tỉnh
Quy ước ký hiệu viết tắt các tỉnh, mã bưu chính, mã điện thoại, ký hiệu về biển số xe các tỉnh thành
0x
1x
2x
3x
4x
5x
6x
7x
8x
9x
00 - Dự trữ
10 - Lào Cai
20 - Lạng Sơn
30 - Hải Dương
40 - Nghệ An
50 - Dự trữ
60 - Bình Thuận
70 - Bình Phước
80 - Long An
90 - Dự trữ
01 - Thành phố Hà Nội
11 - Điện Biên
21 - Dự trữ
31 - Thành phố Hải Phòng
41 - Dự trữ
51 - Quảng Ngãi
61 - Dự trữ
71 - Dự trữ
81 - Dự trữ
91 - Kiên Giang
02 - Hà Giang
12 - Lai Châu
22 - Quảng Ninh
32 - Dự trữ
42 - Hà Tĩnh
52 - Bình Định
62 - Kon Tum
72 - Tây Ninh
82 - Tiền Giang
92 - Thành phố Cần Thơ
03 - Dự trữ
13 - Dự trữ
23 - Dự trữ
33 - Hưng Yên
43 - Dự trữ
53 - Dự trữ
63 - Dự trữ
73 - Dự trữ
83 - Bến Tre
93 - Hậu Giang
04 - Cao Bằng
14 - Sơn La
24 - Bắc Giang
34 - Thái Bình
44 - Quảng Bình
54 - Phú Yên
64 - Gia Lai
74 - Bình Dương
84 - Trà Vinh
94 - Sóc Trăng
05 - Dự trữ
15 - Yên Bái
25 - Phú Thọ
35 - Hà Nam
45 - Quảng Trị
55 - Dự trữ
65 - Dự trữ
75 - Đồng Nai
85 - Dự trữ
95 - Bạc Liêu
06 - Bắc Kạn
16 - Dự trữ
26 - Vĩnh Phúc
36 - Nam Định
46 - Thừa Thiên-Huế
56 - Khánh Hòa
66 - Đắk Lắk
76 - Dự trữ
86 - Vĩnh Long
96 - Cà Mau
07 - Dự trữ
17 - Hòa Bình
27 - Bắc Ninh
37 - Ninh Bình
47 - Dự trữ
57 - Dự trữ
67 - Đắk Nông
77 - Bà Rịa-Vũng Tàu
87 - Đồng Tháp
97 - Dự trữ
08 - Tuyên Quang
18 - Dự trữ
28 - Dự trữ
(trước đây là
Hà Tây cũ)
38 - Thanh Hóa
48 - Thành phố Đà Nẵng
58 - Ninh Thuận
68 - Lâm Đồng
78 - Dự trữ
88 - Dự trữ
98 - Dự trữ
09 - Dự trữ
19 - Thái Nguyên
29 - Dự trữ
39 - Dự trữ
49 - Quảng Nam
59 - Dự trữ
69 - Dự trữ
79 - Thành phố Hồ Chí Minh
89 - An Giang
99 - Dự trữ
Ý nghĩa của dãy 12 số trên thẻ căn cước công dân (CCCD)
12 Số trên thẻ căn cước bao gồm:
* 3 ký tự đầu tiên: Nơi công dân đăng ký khai sinh
* Ký tự thứ 4: Mã thế kỷ. + Công dân sinh năm 19xx: Nam: 0 và Nữ: 1 + Công dân sinh năm 20xx: Nam: 2 và Nữ: 3
* Ký tự thứ 5&6: 2 số cuối năm sinh + Công dân sinh 1987: sẽ là 87 + Công dân sinh 2020: sẽ là 20
* 6 ký tự sau cùng: Mã số ngẫu nhiên từ 000 001 đến 999 999
Số căn cước mỗi cá nhân (cũng là số định danh) gồm dãy 12 chữ số. Trong đó, 6 số đầu là mã quy định, chỉ cần căn cứ trên 6 số này là có thể biết người đó sinh trong thế kỷ 20 hay 21, sinh năm nào, khai sinh ở đâu và là nam hay nữ. Riêng 6 số cuối là những con số ngẫu nhiên "định danh" từng cá nhân.
Cụ thể:
* 3 chữ số đầu tiên là mã tỉnh nơi công dân đăng ký khai sinh. Mỗi tỉnh, TP có mã số khác nhau gồm 3 chữ số (Ví dụ: TP Hà Nội là 001, TP.HCM là 079…).
* 1 chữ số tiếp theo là mã giới tính của công dân. Với người sinh trong thế kỷ 20, giới tính nam là số 0 và nữ là số 1. Với người sinh ở thế kỷ 21, giới tính nam là 2 và nữ là 3.
* 2 chữ số tiếp là mã năm sinh (viết tắt 2 số cuối) của công dân.
* 6 chữ số cuối: số ngẫu nhiên.
Ví dụ: Số CCCD 079215000001 giúp ta thấy được người này khai sinh ở TP.HCM, giới tính nam, sinh năm 2015 và có số ngẫu nhiên là 000001.
Tương tự, người có số 058186000028 khai sinh ở tỉnh Ninh Thuận, giới tính nữ, sinh năm 1986 và có số ngẫu nhiên là 000028
Căn cước công dân (CCCD) (Việt Nam)
Căn cước công dân (viết tắt: CCCD) là một trong những loại giấy tờ tùy thân chính của công dân Việt Nam. Đây là hình thức mới của giấy chứng minh nhân dân, bắt đầu cấp phát và có hiệu lực từ năm 2016. Theo Luật căn cước công dân 2014, người từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ căn cước công dân. Mã số in trên thẻ Căn Cước Công Dân sẽ không bao giờ thay đổi, kể cả người dân có cấp lại do mất, hay thay đổi thông tin Hộ khẩu thường trú
Căn cước công dân có giá trị chứng minh về căn cước, lai lịch của công dân của người được cấp để thực hiện các giao dịch hành chính trên toàn lãnh thổ Việt Nam, có thể được sử dụng thay hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và một nước khác có điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân hai bên sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu. Tuy nhiên, Thẻ Căn cước công dân không thay thế cho Giấy khai sinh và Hộ khẩu (Ngày 30 tháng 10 năm 2017, Việt Nam chính thức bỏ thủ tục cấp sổ hộ khẩu) và Giấy phép lái xe.
Theo Nghị quyết 112/NQ-CP của Chính phủ Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký có hiệu lực từ ngày 30 tháng 10 năm 2017 ban hành về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công an, để thống nhất việc quản lý bằng mã số định danh cá nhân. Các thủ tục cấp mới, cấp đổi và cấp lại giấy chứng minh nhân dân đang được thực hiện tại công an cấp tỉnh, cấp huyện cũng sẽ được bãi bỏ. Cụ thể, sẽ bỏ yêu cầu xuất trình chứng minh nhân dân với người đến làm thủ tục đăng ký xe. Các thủ tục liên quan đến lĩnh vực xuất nhập cảnh, đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện... cũng sẽ bỏ việc yêu cầu người dân phải xuất trình sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân. Trong một số tờ khai về lý lịch cá nhân, người dân sẽ không còn phải cung cấp các thông tin như ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi đăng ký thường trú. Ngoài ra, khi đi làm hộ chiếu, cấp lại hay sửa đổi hộ chiếu, người dân cũng không cần khai ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân... mà thay vào đó là số định danh cá nhân trên căn cước Công dân.
Thiết kếCăn cước công dân (CCCD)
Mặt trước của thẻ Căn cước công dân gồm các thông tin bằng tiếng Việt (có ngôn ngữ phụ là tiếng Anh):
· Ảnh người được cấp:
· Số định danh cá nhân:
· Họ và tên khai sinh:
· Tên gọi khác:
· Ngày, tháng, năm sinh:
· Giới tính:
· Quê quán:
· Nơi thường trú:
· Ngày, tháng, năm hết hạn:
Mặt sau thẻ có:
· Bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa;
· Vân tay Ngón trỏ, đặc điểm nhân diện của người được cấp thẻ;
· Đặc điểm nhận dạng:
· Ngày, tháng, năm cấp thẻ;
· Họ và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ;
· Dấu của cơ quan cấp thẻ.
Mặt trước và mặt sau của Thẻ Căn cước Công dân (Việt Nam)
Số thẻ căn cước công dân đồng thời cũng là số định danh cá nhân. Mỗi công dân sẽ được cấp một mã số định danh cá nhân riêng, không lặp lại. Thẻ căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
Với mục đích hướng tới xây dựng Chính phủ điện tử, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; góp phần phục vụ hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm làm giả, thẻ căn cước công dân sẽ được gắn chip điện tử.
Cấu trúc số định danh cá nhân (số thẻ Căn cước công dân)
Nghị định 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 của chính phủ hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân đã quy định số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên.
Cấu trúc số định danh cá nhân (số thẻ Căn cước công dân)
Nghị định 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 của chính phủ hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân đã quy định số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên.
Cần biết khi đăng ký làm thẻ căn cước
TTO - Những ngày qua, nhiều địa phương gấp rút triển khai cấp thẻ căn cước công dân có gắn chip cho người dân. Để không mất nhiều thời gian, người dân cần lưu ý những điều sau đây để không phải đi lại nhiều lần.
Về thủ tục, các tỉnh, TP thực hiện thống nhất theo quy định của Bộ Công an, tuy nhiên về thời gian đăng ký, giờ giấc có thể có khác nhau tùy điều kiện thực tế từng địa phương.
Theo cán bộ phụ trách công tác cấp căn cước công dân (CCCD) của Công an TP.HCM, số CCCD là 12 số, gắn liền với mỗi cá nhân. Việc chuyển từ thẻ CCCD mã vạch sang thẻ CCCD gắn chip không làm thay đổi số CCCD của cá nhân. Thẻ gắn chip hay thẻ mã vạch chỉ khác biệt về công nghệ lưu trữ thông tin công dân.
Người dân có giấy CMND 12 số và thẻ CCCD mã vạch 12 số khi đổi sang thẻ CCCD gắn chip thì vẫn giữ nguyên số. Trường hợp người dân đổi từ giấy CMND loại 9 số sang CCCD gắn chip thì sẽ đổi số căn cước sang 12 số.
Người có hộ khẩu thường trú tại TP.HCM muốn cấp (lần đầu), cấp đổi, cấp lại có thể đến công an quận, huyện (công an cấp huyện nơi thường trú) hoặc phòng cảnh sát quản lý hành chính công an cấp tỉnh để thực hiện thủ tục.
Về lịch tiếp nhận hồ sơ, hiện nay công an các tỉnh thành hầu hết đều có bố trí ca đêm, tiếp nhận tất cả các ngày trong tuần và cả tổ công tác lưu động. Người dân cần liên hệ công an nơi thực hiện thủ tục để nắm rõ lịch, thời gian để sắp xếp.
Tại TP.HCM, tùy đơn vị cụ thể, thời gian tiếp nhận hồ sơ có chút khác nhau. Ví dụ tại Công an TP Thủ Đức tiếp nhận hồ sơ từ 7h-24h mỗi ngày, vào tất cả các ngày trong tuần, Phòng cảnh sát quản lý hành chính Công an TP.HCM tiếp nhận từ 7h-22h tất cả ngày trong tuần.
Về hồ sơ, người dân đi làm thẻ CCCD cần mang theo sổ hộ khẩu. Khi đến nơi, cán bộ tiếp nhận sẽ cấp tờ khai để người dân điền thông tin. Nếu đổi giấy CMND 9 số, 12 số hoặc thẻ CCCD mã vạch sang thẻ CCCD gắn chip, người dân cần mang theo giấy CMND, thẻ CCCD cũ để cán bộ tiếp nhận cắt góc. Với CMND 9 số bị hỏng, bong tróc, công an sẽ thu lại và tiêu hủy.
Theo lộ trình, sau này khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống sản xuất cấp và quản lý CCCD được thu thập, vận hành hoàn chỉnh thì công dân đến làm thủ tục cấp (lần đầu), cấp lại, cấp đổi chỉ cần khai đúng mã số định danh cá nhân (số căn cước) mà không cần mang thêm giấy tờ tùy thân khác (đã bị đơn giản, xóa bỏ).
Lệ phí cấp thẻ CCCD thực hiện theo thông tư 112. Lệ phí cấp CCCD gắn chip từ ngày 1-1 đến hết ngày 30-6-2021 là 15.000 đồng/thẻ, từ ngày 1-7 trở đi là 30.000 đồng/thẻ. Thông tư này cũng quy định có 6 trường hợp miễn hoặc không phải nộp lệ phí làm thẻ CCCD.
Theo chủ trương của Bộ Công an, công an các tỉnh, TP tiếp nhận và cấp thẻ CCCD cho người dân thường trú và đang tạm trú. Tuy nhiên, những ngày qua TP.HCM và một số tỉnh chưa cấp thẻ CCCD cho người diện tạm trú. Nguyên nhân: hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia chưa thu thập đầy đủ thông tin.
Công an TP.HCM đang chờ Bộ Công an chuyển dữ liệu người ngoại tỉnh tạm trú tại TP.HCM về thì mới cấp được thẻ CCCD cho người tạm trú.
Đổ xô làm căn cước công dân gắn chip
TTO - Theo định hướng quản lý, đến lúc nên sử dụng thống nhất một loại giấy tờ, người dân đi đổi cũng được. Nên hạn chế việc người dân tập trung đông, phải chờ đợi, thêm áp lực.
Sau một tuần tạm ngưng tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip, từ ngày 11-3 Công an TP.HCM đã tổ chức đồng loạt tiếp nhận trở lại hồ sơ. Ngày nắng nóng tại TP.HCM như nóng hơn ở trụ sở công an khi đông đảo người đổ xô đi làm CCCD mới.
Chiều 12-3, trụ sở Công an TP Thủ Đức - KV1 (Công an quận 2 cũ, P.Bình Trưng Tây, TP Thủ Đức), rất đông người dân đến bấm số, ngồi chờ đến lượt làm CCCD gắn chip.
Tăng ca, làm đêm cả chủ nhật, ngày lễ
Theo thông báo của Công an TP Thủ Đức - KV1 thực hiện tiếp nhận hồ sơ của người dân từ 6h-24h mỗi ngày vào "tất cả các ngày trong tuần". Trưa 11-3 tại Công an quận Bình Tân, hàng trăm người dân tìm đến để nộp hồ sơ cấp thẻ. Bình Tân là quận đông dân, nhu cầu làm thẻ CCCD lớn. Ngay trong tối 11-3, công an quận đã tổ chức tổ lưu động cấp CCCD tại trụ sở khu phố 16, phường Bình Trị Đông.
Tại trụ sở Phòng cảnh sát quản lý hành chính (PC06) Công an TP.HCM sáng sớm 12-3, hàng trăm người xếp hàng dài giữa nắng nóng đợi đến lượt làm thủ tục đổi CCCD. Dòng người kéo dài ra bên ngoài cổng dù ngay cổng trụ sở đã có thông báo "tiếp nhận hồ sơ từ 7h-22h tất cả các ngày trong tuần". Ai cũng phải chờ đợi khá lâu mới đến lượt, còn cán bộ công an cũng làm việc hết công suất.
Theo kế hoạch, Công an TP.HCM sẽ cấp mới hoặc đổi thẻ CCCD gắn chip cho hơn 7 triệu trường hợp đủ điều kiện trên địa bàn TP.HCM (kể cả các trường hợp tạm trú). Nhiều người không có nhu cầu đổi ngay nhưng vì không nắm rõ quy định, thông tin nên cho rằng "buộc phải đổi" gấp.
Chạy tiến độ
Theo luật sư Nguyễn Huy Việt - Đoàn luật sư TP.HCM, tính cả thẻ CCCD gắn chip, hiện tồn tại cùng lúc 4 loại giấy cùng có hiệu lực sử dụng, đó là CMND giấy 9 số, CMND giấy 12 số, thẻ CCCD mã vạch và thẻ CCCD gắn chip. Theo quy định pháp luật, CMND giấy 9 số và 12 số có thời hạn sử dụng 15 năm tính từ ngày cấp. Còn với thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25, 40, 60 tuổi. Nếu CMND, CCCD vẫn còn hạn sử dụng, người dân vẫn có thể tiếp tục sử dụng.
Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 12-3, thiếu tướng Tô Văn Huệ - cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Bộ Công an (C06) - khẳng định theo quy định pháp luật, bên cạnh thẻ CCCD gắn chip hiện nay, các loại giấy tờ căn cước đã cấp cho người dân như CMND 9 số, CMND 12 số, CCCD mã vạch còn hạn đương nhiên người dân vẫn được sử dụng khi Nhà nước chưa có quy định nào xóa bỏ các loại giấy tờ đó.
Theo định hướng quản lý, đến lúc nên sử dụng thống nhất một loại giấy tờ, người dân đi đổi cũng được. Nên hạn chế việc người dân tập trung đông, phải chờ đợi, thêm áp lực.
"Hiện nay, lực lượng công an cả nước đang tổ chức cấp thẻ CCCD ngày đêm, đến tận phường xã để cấp, tạo thuận tiện cho người dân thì người dân cũng tranh thủ đổi CCCD. Quan điểm của Bộ Công an là đặt yếu tố phục vụ, đáp ứng yêu cầu nhân dân lên cao nhất…" - thiếu tướng Tô Văn Huệ nói.
Theo C06, trong 10 ngày qua mỗi ngày cả nước có khoảng 200.000 người dân được làm thủ tục cấp thẻ CCCD. Theo tính toán của Bộ Công an, bình quân mỗi ngày khoảng 300.000 người được cấp thẻ CCCD thì mới kịp tiến độ (dự kiến) cấp 50 triệu thẻ đến 1-7-2021.
Hiện nay, Bộ Công an đã tăng cường huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia đẩy tiến độ cấp thẻ. Cùng với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống sản xuất, cấp và quản lý CCCD sẽ hoàn thiện dữ liệu quản lý hướng đến việc đơn giản hóa nhiều loại giấy tờ, thủ tục hành chính liên quan trong thời gian tới.
Cấp căn cước công dân gắn chip: Hà Nội nước rút, TP.HCM chờ thiết bị
TTO - Bộ Công an đặt mục tiêu cấp 50 triệu căn cước công dân có gắn chip điện tử (CCCD gắn chip) cho các trường hợp đủ điều kiện trước ngày 1-7-2021.
Trong đó, các địa phương Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Đồng Nai, Bình Dương, Thanh Hóa, Nghệ An, Bắc Ninh trước ngày 30-4-2021 phải cấp CCCD gắn chip cho 50% dân từ 14 tuổi trở lên.
Thế nhưng, theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, ngoài Hà Nội đang "làm ngày làm đêm" để kịp cấp CCCD gắn chip theo hạn định thì các địa phương khác người dân có nhu cầu vẫn phải tiếp tục chờ.
Hà Nội đã cấp nửa triệu thẻ gắn chip
Những ngày này tại các quận, huyện trên địa bàn Hà Nội rất đông người dân đến các điểm lưu động để làm CCCD gắn chip.
Tại quận Ba Đình, Công an quận đã triển khai cấp CCCD gắn chip lưu động cho người dân vào buổi đêm tại trụ sở UBND phường Trúc Bạch.
Thiếu tá Nguyễn Anh Đức - đội trưởng đội cảnh sát quản lý hành chính Công an quận Ba Đình - cho biết cán bộ chiến sĩ của đội cùng lực lượng được tăng cường làm thêm ca đêm, kéo dài 19h30 - 23h. Mỗi đêm có hàng trăm lượt người dân đến để đăng ký làm CCCD gắn chip.
Ông Nguyễn Việt Dũng (40 tuổi, quận Ba Đình) cho biết vì thấy CCCD gắn chip có nhiều tiện lợi, khi đi giao dịch không phải mang hộ khẩu, nhiều loại giấy tờ nên ông đã khuyến khích các thành viên trong gia đình đi làm thẻ.
"Các chiến sĩ công an, cán bộ phường hướng dẫn nhiệt tình nên hồ sơ được thực hiện rất nhanh chóng" - ông Dũng nói.
Ngày 10-3, đại tá Nguyễn Hồng Ky - phó giám đốc Công an Hà Nội - cho biết hiện các đơn vị trên địa bàn đang tận dụng hết công suất, triển khai cấp CCCD gắn chip lưu động để đến ngày 5-6 hoàn thành mục tiêu cấp 6,5 triệu CCCD gắn chip cho người dân.
"Hiện chúng tôi xây dựng các dây chuyền làm CCCD gắn chip. Mỗi dây chuyền ít nhất có 3-4 máy tính, máy in, hệ thống máy ảnh, đèn chụp... Chúng tôi luôn động viên các cán bộ, chiến sĩ có lịch làm việc khoa học, bố trí lực lượng chia làm 3 ca để phục vụ việc cấp thẻ cho người dân" - ông Ky nói.
Cũng theo ông Ky, do đặc điểm một số vùng dân cư, cán bộ công an sẽ bố trí thời gian phù hợp để cấp thẻ cho người dân. Ví dụ, tại các khu vực có khu công nghiệp, công nhân làm việc theo ca, lực lượng công an sẽ cấp thẻ đến 2h sáng.
Còn ở các cụm dân cư, cảnh sát khu vực thông báo đến bà con lịch cấp thẻ theo giờ để người dân đến làm thẻ không phải chờ đợi lâu.
"Đến hiện tại, dù gặp khá nhiều khó khăn nhưng Công an Hà Nội đã cấp được khoảng 500.000 CCCD gắn chip cho người dân" - đại tá Ky thông tin.
TP.HCM tạm ngưng để chờ thiết bị
Trong khi đó, sáng 10-3, chị T.T.T.U. đến Công an quận Tân Phú để làm thủ tục cấp CCCD gắn chip.
Tuy nhiên, khi đến cổng công an quận nơi đây dán thông báo ngưng tiếp nhận hồ sơ cấp CCCD gắn chip từ 13h ngày 3-3 với lý do "hệ thống cấp CCCD gắn chip của công an quận đang được Bộ Công an và các đơn vị liên quan sửa chữa, nâng cấp cài đặt lại phần mềm cấp CCCD gắn chip". Chị U. đành quay xe ra về.
"Tôi tranh thủ sắp xếp công việc để sáng nay đi đổi CCCD gắn chip. Giờ thấy thông báo vầy cũng chưa biết khi nào cơ quan công an làm lại" - chị U. nói.
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ sáng 10-3, trụ sở công an các quận như Phú Nhuận, Tân Phú, Bình Tân... đều ngưng tiếp nhận hồ sơ cấp CCCD gắn chip.
Tại cổng trụ sở Phòng cảnh sát quản lý hành chính, Công an TP.HCM (PC06) cũng dán thông báo tạm ngưng tiếp nhận hồ sơ cấp CCCD gắn chip từ 12h ngày 4-3 để nâng cấp hệ thống phục vụ việc cấp CCCD gắn chip. Nhiều người dân do không biết trước nên khi đến nơi thấy thông báo đành ra về.
Anh N.L.T.T. (ngụ TP Thủ Đức) cho biết CMND của anh đã hết hạn từ tuần trước nên anh đến Công an TP Thủ Đức xin cấp CCCD gắn chip thì được thông báo tạm ngưng tiếp nhận.
"Sẵn xin nghỉ làm buổi sáng nên tôi chạy lên PC06 cũng thấy được thông báo tạm ngưng tiếp nhận" - anh T. nói.
Tương tự, anh Th. (huyện Bình Chánh) cho biết đã đến Công an huyện Bình Chánh với ý định nộp hồ sơ xin cấp CCCD gắn chip nhưng tới nơi mới biết Công an huyện ngưng tiếp nhận. Anh tiếp tục đến PC06 nơi đây cũng thông báo tạm ngưng.
"Không được thông báo trước nên tôi mất cả buổi sáng từ Công an huyện Bình Chánh lên PC06, cuối cùng phải ra về, sau này phải trở lại" - anh Th. chia sẻ.
Đại tá Lê Công Vân - trưởng PC06 - xác nhận việc ngưng tiếp nhận cấp CCCD gắn chip do nâng cấp hệ thống, thời gian tiếp nhận hồ sơ cấp CCCD gắn chip trở lại phụ thuộc Bộ Công an.
Theo ông Vân, Công an TP đã ban hành kế hoạch cấp thẻ mới hoặc đổi thẻ CCCD gắn chip cho hơn 7 triệu trường hợp đủ điều kiện trên địa bàn TP, kể cả các trường hợp tạm trú.
Khi hệ thống vận hành trở lại, Công an TP và công an các quận huyện sẽ tăng cường thêm ca làm việc, tổ chức cấp lưu động, tiếp nhận hồ sơ cả buổi tối và ngày cuối tuần để bảo đảm tiến độ.
Thẻ căn cước công dân gắn chip chính thức có hình dáng cụ thể ra sao?
TTO - Bộ trưởng Bộ Công an đã ký ban hành Thông tư số 06/2021/TT-BCA quy định về mẫu thẻ căn cước công dân (Thông tư số 06), có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23-1-2021.
Thông tư số 06 quy định thẻ căn cước công dân (CCCD) có hình chữ nhật chiều rộng 53,98 mm ± 0,12 mm, chiều dài 85,6 mm ± 0,12 mm, độ dày 0,76 mm ± 0,08 mm, bốn góc được cắt tròn với bán kính r = 3,18 mm ± 0,3 mm. Thẻ được sản xuất bằng chất liệu đã được Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt.
Mặt trước thẻ CCCD gồm hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đường kính 12 mm, ảnh của người được cấp thẻ CCCD cỡ 20 x 30 mm, thời gian hiệu lực của thẻ...
Mặt sau thẻ CCCD gồm các thông tin đặc điểm nhân dạng, ngày, tháng, năm... bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
Theo Bộ Công an, chip điện tử được gắn ở mặt sau thẻ CCCD, lưu trữ thông tin cơ bản của công dân.
Ngoài ra, thẻ CCCD đã được cấp trước ngày Thông tư số 06 có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định. Khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ CCCD theo quy định tại Thông tư số 06.
Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ thẻ CCCD được cấp trước ngày Thông tư số 06 có hiệu lực thi hành thì vẫn nguyên hiệu lực pháp luật.
Trước đó, Bộ Công an đã có thông báo yêu cầu từ ngày 22-1, công an các tỉnh, TP trực thuộc trung ương dừng tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ CCCD mã vạch, CMND 9 số để chuyển sang cấp thẻ CCCD gắn chip điện tử.
Bộ Công an đặt mục tiêu từ nay đến 1-7-2021 sẽ cấp 50 triệu thẻ CCCD gắn chip cho người dân.
Đầu năm 2021 phát hành thẻ căn cước công dân mẫu mới
TTO - Theo Bộ Công an, dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và dự án sản xuất, cấp, quản lý Căn cước công dân đã chuyển sang giai đoạn 2 . Dự kiến trong tuần đầu của tháng 1-2021, sẽ bắt đầu phát hành thẻ Căn cước công dân theo mẫu mới.
Ngày 28-11, thông tin từ Bộ Công an cho biết bộ vừa tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến kiểm điểm kết quả thực hiện dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQGDC) và dự án sản xuất, cấp, quản lý Căn cước công dân (CCCD).
Theo Bộ Công an, hội nghị lần này nhằm đánh giá đầy đủ, toàn diện các nhiệm vụ trong triển khai thực hiện hai dự án CSDLQGDC và CCCD, đồng thời chỉ rõ các nhiệm vụ, biện pháp, phân công lực lượng khi quá trình thực hiện hai dự án chuyển sang giai đoạn 2 - sản xuất, cấp CCCD trong năm 2021.
Dự kiến trong tuần đầu của tháng 1-2021, Bộ Công an sẽ bắt đầu phát hành thẻ CCCD theo mẫu mới.
Theo báo cáo, đến nay việc triển khai đường truyền và thực hiện bảo mật, an toàn hệ thống đã hoàn thành về cơ bản. Quá trình thu thập, cập nhật, chỉnh sửa và kiểm tra, phúc tra thông tin công dân trong CSDLQGDC đang được khẩn trương thực hiện và đã hoàn thành khối lượng lớn công việc.
Bên cạnh đó, các trang thiết bị phục vụ hai dự án đang được vận chuyển tới các đơn vị địa phương theo kế hoạch.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc nhấn mạnh, giai đoạn 2 là giai đoạn then chốt quyết định sự thành công của hai dự án.
"Thông tin công dân trong CSDLQGDC sẽ được trích xuất và sử dụng để thực hiện sản xuất CCCD, theo đó người dân chỉ cần phải cung cấp hình ảnh và vân tay tròn mà không phải điền các tờ khai như hiện nay. Đây là bước cải cách hành chính, tạo thuận lợi tối đa cho người dân trong thực hiện thủ tục cấp CCCD", ông Ngọc nói.
Cũng theo ông Ngọc, CSDLQGDC được xây dựng có thể kết nối, chia sẻ thông tin với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các ngành, lĩnh vực trên toàn quốc, làm tăng khả năng khai thác, cập nhật thông tin về dân cư, giảm chi phí ngân sách nhà nước trong xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc yêu cầu ngành công an hoàn thành các dữ liệu để đến ngày 26-2-2021 chạy thử và đúng ngày 1-7-2021 sẽ chia sẻ dữ liệu với các cấp, các ngành trong toàn quốc.
Chính vì vậy từ nay đến hết tháng 12-2020 từng đơn vị, từng cấp phải hoàn thành việc đối chiếu, đảm bảo tính chính xác của dữ liệu, kiểm tra đường truyền thông suốt đến cấp xã, đảm bảo tính bảo mật cao; triển khai tập huấn cho cán bộ, chiến sĩ ở các đơn vị, địa phương.
Kết luận hội nghị, Thứ trưởng giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị, tùy theo chức năng nhiệm vụ để thực hiện các phần việc, mục tiêu vận hành hệ thống an toàn, hiệu quả. Các cục nghiệp vụ phải đáp ứng tối đa các yêu cầu và vấn đề phát sinh tại địa phương.
"Ngay sau hội nghị này, toàn thể lực lượng Công an nhân dân bước vào giai đoạn thực hiện 'chiến dịch' của hai dự án với quyết tâm, trách nhiệm cao nhất để hoàn thành nhiệm vụ, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ trưởng: Đây vừa là trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm chính trị, vừa là mệnh lệnh công tác và cũng là danh dự của lực lượng Công an nhân dân", ông Ngọc nhấn mạnh.